Các sinh viên diện ngân sách phí học đắt hơn những trường hợp học theo hợp đồng, thậm chí ngay cả khi các sinh viên này học cùng một lớp. Ví dụ: nhà trường thu của nhà nước 30 ngàn gr năm đối với sinh viên diện ngân sách, thu 15 ngàn gr/năm đối với sinh viên diện hợp đồng.
Như vậy nhà trường sẽ dành một khoản chi phí lên nhà nước để thu hút sinh viên diện hợp đồng. Trung bình giá học tập diện hợp đồng rẻ gấp hai lần so với diện ngân sách.
Giá học phí sẽ có thay đổi đối với 34 ngành học và sẽ có hiệu lực vào năm 2020:
Tới năm 2020 học phí diện hợp đồng sẽ không thấp hơn 60% so với diện ngân sách. Tới năm 2022, không thấp hơn 80%.
Việc học tập sẽ không phù hợp với túi tiền:
“Có nguy cơ một số sinh viên không thể cho phép mình theo học với học phí đắt đỏ. Đối với các thành phố lớn, vấn đề này không mang tính kịch tính. Nhưng đối với các thành phố nhỏ, điều này sẽ có ảnh hưởng xấu. Sẽ xuất hiện cạnh tranh mạnh hơn để giành xuất học bổng theo ngân sách, còn diện hợp đồng sẽ không đủ sinh viên”.
Xuất hiện nguy cơ liên quan đến các trường đại học tư thục: Trong dự thảo dự án không nhắc gì đến trường tư thục. Một mặt đây là điều tốt vì nhà nước không nên can thiệp, nhưng mặt khác trường tư có thể tự thiết lập giá và thu hút các sinh viên diện hợp đồng.
Còn có vấn đề khác liên quan đến cách tính giá cả của học phí. Thực tế không thể tính được. Ví dụ phí đào tạo bác sĩ đắt hơn đào tạo cán bộ kinh tế, bởi liên quan tới công cụ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, thực tập... Các bộ phận tài chính của các trường tính theo cách nào, không rõ.
“Tới hiện nay, giá học phí tại các trường nhà nước cần phải bằng giá chi phí, bởi các trường công là các trường không có lợi nhuận. Khi có những thay đổi đáng kể, cần phải nghĩ ra các sơ đồ khác nhau. Sự điều chỉnh theo kiểu bằng tay như vậy là bước không tốt. Tốt nhất cần phải có những chỉ dẫn thích hợp về cách tính học phí, thử trên các dự án thử nghiệm, sau đó đưa vào hệ thống kiểm tra và phạt” - ý kiến của Phó giáo sư khoa quản trị kinh doanh của trường đại học tổng hợp quốc gia về kinh tế và sử dụng tài nguyên môi trường Ruslan Kostiukevik.
Nhưng vấn đề cơ bản vẫn chưa được giải quyết . Vấn đề đơn đặt đào tạo của nhà nước. 30% sinh viên diện ngân sách nhận các nghề liên quan đến kinh tế và luật, trong khi các ngành liên quan đến sư phạm và kỹ sư ít hơn 10%.
“Chúng ta không cần đào tạo 1/3 là các nhà kinh tế. Đơn đặt đào tạo của nhà nước phải là những ngành nhà nước cần như kỹ sư, nhà giáo” - ý kiến chuyên gia.
Theo segodnya