Chủ đầu tư Lê Viết Lam - cựu đồng sở hữu tập đoàn “Texnocom” (thương hiệu “Mivina”).
Sân bay quốc tế Vân Đồn được đầu tư 300 triệu $, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng ninh, cách 120 km biên giới với Trung quốc. Diện tích sân bay 290 hecta. Sân bay có thể tiếp nhận những máy bay lớn, trong đó có Boing 777 và Airbus A350. Sân bay này xây dựng nhằm phục vụ các hành khách từ Trung Quốc, Nhật, Malaisia và các tuyến nội địa. Theo đánh giá của các chuyên gia, sau vài năm nữa sân bay có thể phục vụ 5 triệu hành khách/năm.
Sân bay thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của Sun Group, có trụ sở ở Đà Nẵng, chuyên về các dự án du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí. Sun Group do một doanh nhân người Việt nam thành lập, người cùng nhà đầu tư Phạm Nhật Vượng thành lập ra công ty Ukraine “Texnocom”, tạo sản phẩm nổi tiếng mang thương hiệu “Mivina”.
Sân bay Vân Đồn được xây dựng cùng với sự hỗ trợ của công ty tư vấn Hà lan Netherlands Airport Consultant.
Sun Group tự đầu tư hoàn toàn cho việc xây dựng sân bay, trừ những chi phí giải phóng mặt bằng. Dự tính, sân bay sẽ hoàn vốn sau 45 năm.
Việt nam có kế hoạch trong 5 năm tới sẽ chi 3 tỷ $ cho việc xây dựng 6 sân bay mới. Chính phủ cũng hiện đại hoá các sân bay hiện có.
Cũng cần lưu ý, đồng thời với việc đưa vào sử dụng sân bay Vân Đồn vào cuối tháng 12/2018, Sun Group chính thức đưa vào hoạt động cảng tiếp nhận tàu biển du lịch Hạ long, với chi phí đầu tư 45 triệu $.
Để nối sân bay Vân đồn với cảng, Sun Group cũng đã hoàn thành xây dựng đường quốc lộ Hạ Long - Vân Đồn vào ngày 30/12/2018.
Theo segodnia