Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Lãnh đạo mới Việt Nam và những khả năng đối với Ukraine

Thứ sáu, 09/04/2021 | 02:27
Văn phòng Tổng thống Ukraine thực hiện công tác chuẩn bị cho chuyến công du ra nước ngoài của người đứng đầu nhà nước Ukraine Vladimir Zelenski tới các nước châu Á.

Trong nửa năm sau của năm 2021 Tổng thống có kế hoạch thăm hàng loạt các nước châu Á, những nước mà Ukraine có nguyện vọng tăng cường hợp tác kinh tế để đạt được những thành tựu hai bên cùng có lợi trong lĩnh vực này. Trong khuôn khổ các chuyến thăm, Tổng thống Zelenski sẽ thăm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ukraine đánh giá cao tầm quan trọng của mối quan hệ với Việt Nam và muốn mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau. Những thành tựu kinh tế của Việt nam rất hấp dẫn các nhà đầu tư lớn nước ngoài, buộc họ phải để mắt tới Việt Nam như đối tác tiềm năng lợi ích lớn.

Việt Nam giữ mối quan hệ tốt với Ukraine ngay từ trong thời gian Ukraine giành nền độc lập của mình, Việt Nam công nhận độc lập của Ukraine 27/12/1991. Ngay từ thời Liên xô, Ukraine đã có mối quan hệ ngoại giao bền chặt với Việt Nam.
Các mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước được thiết lập từ 23/1/1992. Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Ukraine bắt đầu hoạt động năm 1993. Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam được mở năm 1997.

Ukraine là một trong ít những nước, nơi có cộng đồng người Việt nam. Những người Việt nam sống từ thời Liên xô, khi họ đến các nước cộng hoà liên bang xô viết trong khuôn khổ các chương trình nhà nước. Hiện nay cộng đồng người Việt nam lớn nhất tại Ukraine sinh sống tại Kharcov, Odessa và Kyiv, với tổng cộng hơn 4 ngàn người.
Trong khi cộng đồng người Ukraine tại Việt nam với số lượng không nhiều. Theo số liệu đăng ký lãnh sự của đại sứ quán Ukraine con số này là 120 người. Theo số liệu không chính thức, số người Ukraine sống trên lãnh thổ Việt nam không quá 1 ngàn người.

Kinh nghiệm của Việt nam có thể trở nên rất bổ ích đối với Ukraine. Cần phải nhấn mạnh rằng, Việt nam bắt đầu cải cách từ mức rất thấp. Trước khi bắt đầu cải cách "Đổi mới" năm 1986, mức lạm phát của Việt nam ở mức 700%, kinh tế nông nghiệp bị phá huỷ do các cố gắng toan tính hợp tác xã, đất nước không sản xuất gì cả. Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt nam năm 1986 đã tiến hành thay đổi bộ máy lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước và bắt đầu quá trình, chính thức được gọi là "đổi mới". Nhờ đó đất nước bước vào giai đoạn hiện đại hoá. Những kế hoạch cải cách đã loại trừ sự can thiệp trực tiếp của nhà nước trong việc tạo giá thành sản phẩm, sản xuất và trong lĩnh vực buôn bán với nước ngoài.

Sau 35 năm tiến hành cải cách, Việt nam đạt nhiều thành tích nổi bật trong các lĩnh vực khác nhau. Đó là sự ổn định chính trị, sự phát triển nhanh chóng, hội nhập rộng khắp quốc tế, ký rất nhiều thoả thuận, hiệp định về hữu nghị và hợp tác với rất nhiều đối tác. Mô hình kinh tế Việt nam với hướng rộng mở toàn cầu và rất phụ thuộc vào thương mại với nước ngoài. Trong vòng từ 30-35 cuối, sản lượng sản xuất công nghiệp của Việt nam tăng 5,5 lần và tại châu Á, chỉ đứng sau Trung quốc. Việt nam trở thành trung tâm sản xuất giống như Trung quốc. Việt nam - là một trong những nước không nhiều trên thế giới có thể giữ kinh tế tăng trưởng dương trong thời gian đại dịch covid. GDP của Việt nam năm 2020 đạt 340,6 tỷ $ - đó là +3,36% so với 329,5 tỷ $ của năm 2019.

Tăng trưởng kinh tế nhờ vào phân cấp chính quyền và chính sách mở cửa, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, trước hết là từ Đài loan, cũng như Hàn quốc, Singapo. Đầu tư lớn vào công nghiệp dệt may và các lĩnh vực lao động khác. Từ khi chiến tranh kết thúc, các mối quan hệ giữa Việt nam và Mỹ thay đổi gốc rễ. Năm 2020, Mỹ và Việt nam kỷ niệm 25 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Mỹ dỡ bỏ áp dụng từ năm 1984 lệnh cấm bán vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự đối với Việt nam. Năm 2001 bắt đầu có hiệu lực Hiệp ước thương mại song phương, sau đó trao đổi hàng hoá thương mại giữa 2 nước, tăng vọt. Đầu tư từ Trung quốc cũng tăng. Trung quốc nổi trội trong buôn bán nước ngoài với Việt nam, nhưng không phải đầu tư. Tại Việt nam ngày càng nhiều các công ty khởi nghiệp IT và kinh doanh. Điều này càng thu hút đáng kể đầu tư nước ngoài.

Đảng Cộng sản Việt nam vẫn là đảng cầm quyền, nhưng đã tiến hoá rất mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đường lối của Việt nam trên con đường xây dựng đất nước và đổi mới. Hiện nay Đảng hướng tới thị trường và trong ý nghĩa đó, rất thực dụng. Lãnh đạo mới Việt nam hiện nay rất dễ dàng điều chỉnh các cách tiếp cận và các hướng, nhưng cũng rất linh hoạt. Nhiệm vụ chính của Đảng - phát triển kinh tế. Trong 5 năm cuối, Đảng Cộng sản Việt nam tăng cường đấu tranh chống tham nhũng.

Tháng 2/2021 diễn ra lễ bế mạc đại hội lần thứ XIII của Đảng, cũng đã bầu Bộ chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Ban chấp hành Trung ương của nhiệm kỳ mới. Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt nam khoá XIII. Từ tháng 10/2018, Tổng thống Nước CHXHCNVN, Chủ tịch Hội đồng an ninh và quốc phòng giai đoạn 2016-2021 . Chủ tịch danh dự Hội chữ thập đỏ Việt nam. Dành sự chú ý đặc biệt trong việc xây dựng Đảng, củng cố sức mạnh đoàn kết dân tộc trong công việc đổi mới và xây dựng Việt nam. Nguyễn Phú Trọng là một trong những người đầu tiên gửi lời chúc mừng tới Tổng thống mới đắc cử Ukraine Vladimir Zelenski năm 2019.

Ngày 5/4 trong kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội Việt nam khoá 14, đã bầu các lãnh đạo cao nhất của đất nước. Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước. Thư ký Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng. Nguyễn Xuân Phúc là người nổi tiếng, lời nói đi đôi với việc làm. Trước đó trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, đã đạt được những thành tích ấn tượng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phạm Minh Chính trước đây cũng giữ các chức vụ, như Phó Thư ký Ban bí thư Trung ương đảng Cộng sản Việt nam, Bí thư tỉnh Uỷ Quảng ninh và nhiều chức vụ quan trọng khác. Ông có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác Đảng. Nhiều năm hoạt động của ông gắn liền với các cơ quan an ninh nhà nước. Trước đây Phạm Minh Chính giữ chức vụ trong sở tình báo khoa học, kỹ thuật và kinh tế.

Tháng 2/2020 ông Vương Đình Huệ được Bộ chính trị bổ nhiệm chức Bí thư thành uỷ Hà nội. Trước đó ông giữ chức Bộ trưởng tài chính và Trưởng Ban kinh tế Trung ương. Ông cũng là thành viên của Ban chấp hành Trung ương khoá 10-11 và 12 . Ngoài ra ông còn giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ Việt nam (2016-2020).
Lãnh đạo mới của Việt nam nhận được niềm tin lớn của cộng đồng xã hội và bảo đảm ổn định chính trị, cần thiết để hiện đại và tăng trưởng kinh tế.

Về tổng thể, Việt nam giữ đường lối chính trị hiện nay và chiến lược đa phương và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời củng cố sâu rộng các mối quan hệ của mình với các nước lớn và ủng hộ vai trò liên kết các nước ASEAN. Các cử tri tin tưởng chắc chắn rằng, lãnh đạo mới của đất nước sẽ thành công thực hiện các nhiệm vụ của mình, vạch ra chính sách phát triển kinh tế tiếp theo, phát triển ổn định, tăng cường vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Tổng Bí Thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo khác của Việt nam tập trung vào khôi phục kinh tế sau đại dịch và các công việc chính sách đối ngoại. Nhấn mạnh sự cần thiết phát triển và tiềm năng con người để kích thích phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm sự thịnh vượng cho người dân, dành sự chú ý đặc biệt cho tầng lớp dân chúng dễ bị tổn thương trong xã hội.
Mặc cho các biện pháp hạn chế cách ly năm 2020, lĩnh vực kinh tế trong nước tăng trưởng đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam đạt 3,36% nhờ sự điều hành sáng suốt của Chính phủ và lòng tin của cộng đồng xã hội đối với lãnh đạo đất nước. Đánh giá những triển vọng phát triển kinh tế đất nước năm 2021, trong hội thảo dành cho chủ đề về các triển vọng phát triển kinh tế Việt nam, nêu rõ, cần thiết kích thích tăng trưởng kinh tế hậu đại dịch covid trên cơ sở tích cực hoá hoạt động công nghệ và số hoá thông tin. Theo dự báo, nhịp độ phát triển kinh tế Việt nam năm 2021 có thể đạt 5,49%.

Ukraine và Việt nam luôn luôn cố gắng xây dựng những mối quan hệ của mình trên cơ sở hai bên cùng có lợi, trong đó mở rộng mối quan hệ kinh tế- thương mại. Hai nước đã đạt thoả thuận khôi phục lại thoả thuận về thành lập vùng mậu dịch tự do. Ngày 25/1/2021 đã diễn ra phiên họp thứ 15 Uỷ ban liên chính phủ các câu hỏi về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật. Hoạt động này dưới sự lãnh đạo của đồng chủ tịch, phía Ukraine- Thứ trưởng Bộ phát triển kinh tế, thương mại và nông nghiệp Ukraine, đại diện thương mại Ukraine Taras Kachki và Thứ trưởng Bộ công nghiệp và thương mại Việt nam, ông Đặng Hoàng An- thành phần Uỷ ban phía Việt nam.

Trong buổi họp các bên bàn về việc hoàn thiện cấu trúc hàng hoá của thương mại song phương, mở rộng các mặt hàng xuất khẩu, xuất khẩu và những câu hỏi khác hợp tác cùng có lợi. Thoả thuận về tự do thương mại đã cung cấp cho các doanh nghiệp của hai nước tiếp cận thị trường tiêu thụ và tăng lượng hàng hoá lưu thông giữa hai nước.
Theo kết quả cuộc gặp mặt, hai bên thoả thuận tăng cường hợp tác ở cấp các đại diện và lập ra cơ sở pháp lý, quyền trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật, về các chuẩn, lĩnh vực thuốc men, chính sách điều chỉnh thị trường chứng khoán.

Cuộc họp Uỷ ban liên chính phủ Ukraine -Việt nam lần thứ 14 diễn ra 10/10/2017.
Thứ trưởng Bộ phát triển kinh tế, thương mại và nông nghiệp - đại diện thương mại Ukraine Taras Kachki thông báo, năm 2020 lưu thông hàng hoá giữa Ukraine và Việt nam tăng 22,5%, tương đương với 644,65 triệu $. Trong đó xuất khẩu Ukraine sang Việt nam tăng 92%, đạt 184,5 triệu $. Xuất khẩu của Việt nam sang Ukraine tăng7%, đạt 460,4 triệu $.
Thương mại giữa Ukraine và Việt nam đã trở thành truyền thống. Trong 4 năm cuối, lưu thông hàng hoá giữa hai nước tăng trung bình 31%. Trong đó xuất khẩu 90%, nhập khẩu 17%. Theo số liệu của hải quan Ukraine, năm 2019 trao đổi hàng hoá giữa Ukraine và Việt nam đạt 526,22 triệu $. Xuất khẩu 95,66 $. Nhập khẩu 430,5 triệu $.

Năm 2018 trao đổi hàng hoá -546,9 triệu $, xuất khẩu 132,3 triệu $, nhập khẩu 414,6 triệu $.

Năm 2017- 490,3 triệu $, xuất khẩu 97,02 triệu $, nhập khẩu 393,3 triệu $.
Thị phần xuất khẩu Ukraine sang Việt nam- đó là ngũ cốc, xỉ quặng và tro. Trong đó ở giai đoạn hoàn thiện thoả thuận liên ngành về vật nuôi, kiểm dịch thực vật, cho phép tăng xuất khẩu các sản phẩm động vật và thực vật sang Việt nam. Thị phần lớn nhập khẩu từ Việt nam- đó là đồ điện dân dụng, các máy móc cơ khí. Cải cách cấu trúc kinh tế Việt nam ảnh hưởng tới thị trường tiêu dùng. Dân số của các thành phố tăng 27%. Dân số Việt nam hiện nay 95 triệu người, trong đó cấu trúc tiêu dùng -những người trẻ tuổi chiếm đa số. Tầng lớp người giàu và trung lưu tăng và thể hiện thích hàng nhập ngoại.

Đầu tháng 3/2021 trong buổi gặp mặt tại Kyiv, đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN Nguyễn Hồng Thạch đã trình quốc thư lên Tổng thống Ukraine Vladimir Zelenski và chuyển lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt nam Nguyễn Phú Trọng tới Tổng thống Zelenski với đề nghị thực hiện chuyến thăm Việt nam. Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch nêu rõ, Việt nam đánh giá tầm quan trọng của mối quan hệ với Ukraine và muốn mở rộng sự hợp tác với Kyiv trong các lĩnh vực khác nhau. Về phía mình, Tổng thống Zelenski đã nhận lời mời và nêu nguyện vọng đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác
song phương với Việt nam, trong đó có lĩnh vực sản xuất vacxin, thương mại và văn hoá.

Ruslan Bortnhik .
Giám đốc "Viện chính sách Ukraine."


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN