Trên đây là tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Y tế Ukraine Victor Lasko. Tại sao lại có sự khác nhau nhiều như vậy?
Trong số liệu chính thức không có số liệu của:
- Những người bị nhiễm covid, nhưng không có triệu chứng, thậm chí không biết mình bị bệnh.
-Có các triệu chứng nhẹ, nhưng không đi thử test.
- Những người tiết kiệm tiền thử test, mặc dù có triệu chứng covid.
Theo số liệu Bộ Y tế, hiện nay có 6,3 triệu người Ukraine đã tiêm chủng vacxin ngừa covid (11% dân số).
Những điều nói trên nói lên rằng, cứ 2 người Ukraine thì có 1 người có kháng thể chống covid? Câu hỏi: Sau khi khỏi bệnh, hoặc sau khi tiêm vacxin, thì kháng thể tồn tại thời gian bao lâu: nửa năm, hay một năm?
* Có thể kiểm tra trong cơ thể có kháng thể chống covid hay không bằng 2 cách:
- Gửi mẫu máu tới phòng thí nghiệm.
- Mua test và thử ở nhà. Các loại test thử: CITO TEST ®COVID-19 trung hoà kháng thể. Test thử này của công ty Farmasko. Test này có thể sử dụng cho những người:
* Những người từng bị nhiễm và đã khỏi bệnh covid.
* Những người đã tiêm chủng vacxin ngừa covid.
* Những người có những triệu chứng covid nhẹ, hoặc nghi bị nhiễm covid.
Test này được WHO, châu Âu công nhận và cũng được sử dụng tại Ukraine.
Hiện nay trong các hiệu thuốc có 3 loại test thử nhanh, phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng:
- Khi có những triệu chứng ban đầu của các bệnh đường hô hấp, hãy dùng CITO ® COVID -19 AG và CITO TEST cúm (Грипп).
- Nếu các triệu chứng kéo dài trên 1 tuần thì dùng test CITO TEST ® COVID 19 loại IgM và IgG.
- Kiểm tra có kháng thể hay không sau khi bị bệnh covid, hay sau khi tiêm chủng vacxin: CITO ® COVID-19 loại trung hoà kháng thể.
Theo liga.net