Ngay cả Tổng thống Zelenski cũng "phát điên" khi nói về chủ đề này trong thời gian ông trả lời phỏng vấn chương trình Axios:
"Những gì Ukraine không phải là thành viên bình đẳng của Liên minh châu Âu - chỉ ra rõ ràng về thời gian cung cấp vacxin. Chúng ta không thuộc những nước được ưu tiên nhận ngay vacxin. Những nước EU có mối quan hệ tốt với chúng ta, với các thủ lĩnh của họ, khi tôi yêu cầu được giúp đỡ. Họ nói, sẽ giúp đỡ chúng ta, chia cho chúng ta một chút... Điều đó thật khó chịu - cảm thấy chúng ta phải ngửa tay xin".
Trước đó Zelenski tuyên bố, Kyiev đàm phán với công ty Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson, nhưng do sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Trump cấm xuất khẩu vacxin, nên vacxin thương mại cho Ukraine sẽ được cung cấp muộn hơn vài tháng.
- Tại sao không thể mua vacxin?
Trong ngân sách nhà nước Ukraine năm 2021 đã dành 15 tỷ gr để mua vacxin. Nhưng chính quyền Ukraine thừa nhận việc mua vacxin thông qua công ty nhà nước bị thất bại.
Ngày 13/1 Chính phủ chuyển giao quyền mua vacxin chống covid-19 của công ty Anh Crown Agency. Giá của dịch vụ này chiếm 5% ngân sách, tức là 170 triệu gr.
Song song với chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cũng tiến hành đàm phán mua vacxin. Thị trưởng Kyiv Klichko tuyên bố, thoả thuận mua vacxin của các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu. Thủ đô Kyiv dành 140 triệu gr mua vacxin chống covid.
Bộ trưởng y tế Ukraine Stepanov tuyên bố, Bộ y tế không giải quyết câu hỏi xuất hiện vacxin covid trên thị trường thương mại Ukraine. Ông cho rằng, vacxin sẽ xuất hiện tại thị trường vào mùa hè. Giá sẽ phụ thuộc công ty sản xuất (từ 7-33$).
- Khi nào vacxin về tới Ukraine?
Tại Ukraine chủ đề vacxin đang ở trong lĩnh vực lý thuyết. Ngày 2/2, Bộ trưởng Y tế Stepanov lại hứa:
"Tôi nghĩ rằng, tuần này chúng tôi ký hợp đồng với các nhà sản xuất vacxin".
Cụ thể là vacxin nào, Bộ trưởng không nói tới, nhưng nhắc lại là Ukraine đã ký thoả thuận mua 1,913 triệu liều vacxin của công ty Sinovac Trung Quốc. Thời hạn nhận vacxin cũng không được nhắc tới.
Ngày 30/1 Stepanov tuyên bố 117 ngàn liều vacxin Pfizer của Mỹ sẽ tới Ukraine vào giữa tháng 2.
Stepanov hứa, sẽ bắt đầu tiêm chủng vacxin cho người dân Ukraine từ 15/2. Vacxin sẽ miễn phí và tiêm chủng trên tinh thần tự nguyện. Vacxin sẽ được tiêm làm 2 liều, mỗi liều cách nhau 2 tuần.
- Vacxin từ Covax:
Trong tương lai gần đây nhất Ukraine chỉ có thể nhận vacxin chống Covid-19 thông qua Covax. Đó là sáng kiến thế giới, thành lập trên nền tảng liên minh toàn cầu về vacxin và miễn dịch (GAVI), với mục đích thúc đẩy việc chế tạo, sản xuất và bảo đảm tiếp cận công bằng với các test thử, chữa bệnh và vacxin chống covid.
Covax mang tính chất nhân đạo, tặng vacxin cho các nước nghèo. Ukraine nhận được lời hứa nhận 8 triệu liều vacxin chống covid, đủ để tiêm chủng cho 4 triệu người. Ukraine là 1 trong 18 nước đầu tiên được nhận vacxin như vậy.
Ngày 30/1 Covax khẳng định, trong tháng 2 sẽ cung cấp 117 ngàn liều vacxin Pfizer. Trong 6 tháng đầu năm 2021 Ukraine sẽ nhận từ 2,2- 3,7 triệu liều vacxin AstraZenesa. Ukraine trông chờ vào tăng số liều vacxin cung cấp lên 2 lần - tới 16 triệu liều.
Hiện nay trong danh sách Covax có các loại vacxin sau: AstraZenesa, Novavax, Moderna và Curevax.
- Ukraine tẩy chay vacxin "Sputnhik V" của Nga:
Trong những điều kiện bị thiếu vacxin, nhưng Ukraine một mực từ chối vacxin "Sputnhik V" của Nga.
Đầu năm công ty dược phẩm Kharcov "Biolek" nộp đơn xin đăng ký vacxin "Sputnhik V" của Nga. Ngày 2/2 Thứ trưởng y tế, bác sĩ trưởng dịch tễ Ukraine Lasko tuyên bố, không thể đăng ký vacxin nói trên cho tới khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm lâm sàng lần 3.
Tổng thống Zelenski cũng tuyên bố không cho phép sử dụng vacxin "Sputnhik V" tại Ukraine do vacxin chưa trải qua các thử nghiệm lâm sàng.
Trong khi Hungari là nước EU đầu tiên chính thức cho phép sử dụng vacxin "Sputnhik V" của Nga.
Theo podrovnoti