Năm vừa qua số lượng chất diệt khuẩn được bán trên thế giới tăng từ 200% đến 300%. Điều này liên quan tới trong thời gian đại dịch, người dân sử dụng các chất diệt khuẩn để khử khuẩn tay và các bề mặt vật dụng tiếp xúc để phòng chống Covid-19. Nhưng nếu lạm dụng chất diệt khuẩn thì sẽ dẫn tới hiện tượng quen thuốc (hoặc còn gọi là vi khuẩn nhờn thuốc). Chất diệt khuẩn còn phá huỷ chức năng rào chắn của da, gây kích ứng niêm mạc mũi và đường hô hấp. Các chất diệt khuẩn là các chất độc và có thể gây kích ứng đối với người.
Bề mặt da của chúng ta được bao phủ một lớp các loại vi khuẩn, một số trong đó có tác dụng bảo vệ. Nếu như thường xuyên sử dụng chất diệt khuẩn, thì chúng cũng bị tiêu diệt và biến mất, thay vào đó là các loại nấm xuất hiện. Điều này không chỉ gây ra hiện tượng khô da, mà còn có thể kéo theo hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người.
Các loại thuốc khử khuẩn còn gây ra hiện tượng kháng thuốc (nhờn thuốc) của vi khuẩn. Bởi vì các chất khử khuẩn nếu dùng thường xuyên và lạm dụng, sẽ khiến vi khuẩn mạnh hơn và chống lại. Trước đây các chuyên gia khuyên nên thận trọng khi sử dụng các thuốc khử khuẩn và trong trường hợp có thể thì nên thay bằng biện pháp rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước thường.
Theo podrovnoti