Hiện nay trong các bệnh viện covid tại Ukraine tình hình rất phức tạp do có số lượng rất lớn bệnh nhân covid nhập viện, trong đó nhiều trường hợp đáng lẽ ra có thể tránh được phải nằm viện nếu như giúp đỡ y tế ngoại trú đầy đủ và chất lượng.
"Phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cơ thể của bệnh nhân và những bệnh nền kèm theo. Cũng có những trường hợp, bệnh nhân thậm chí tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn, nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị tại bệnh viện. Nhưng đó chỉ là bộ phận nhỏ. Phần lớn các bệnh nhân khỏi bệnh với can thiệp tối thiểu của thuốc men" - bác sĩ kể.
Theo lời ông, các bệnh nhân nhập viện trong hoang mang, kiệt sức, không biết tin vào ai và chữa bệnh như thế nào.
"Tuyệt vọng, sợ hãi và không xác định đã buộc các bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ ở mọi nơi. Hoặc tự chữa bệnh...Có một sự ảo tưởng rất đơn giản thời gian của chúng ta: người khi bị nhiễm bệnh bắt đầu hoảng sợ, lo lắng và vật lộn tại chỗ. Những thông tin trái ngược rất nhiều và bắt đầu các hành động hỗn loạn: Không cần chụp phổi, hàng loạt các xét nghiệm thừa và không kịp thời...Thuốc kháng sinh sử dụng cho viêm nhiễm do virus, thuốc hooc môn...Tất cả những điều đó dẫn đến hiện tượng tương phản: có người bị rung lắc tại chỗ, có người tình trạng dần dần sẽ bị xấu đi và thậm chí không nhận thức được điều này. Tôi nhìn thấy các ví dụ, khi mọi người phó mặc cho số phận".
Bác sĩ khẳng định, nhiều trường hợp có thể tránh phải nằm viện. Cụ thể là, chỉ cần bình tĩnh nói chuyện với bác sĩ khi thăm khám. Quan trọng là nhận những hướng dẫn hiệu quả.
"Thậm chí nếu như khi thăm khám lại và thấy tình trạng sức khoẻ xấu đi, thì bác sĩ sẽ nhanh chóng tập trung và hướng cho bệnh nhân chữa bệnh trong bệnh viện. Trong đó không có gì đáng sợ cả. Chính bệnh viện là để cho các bệnh nhân nặng. Điều trị kịp thời sẽ rất hiệu quả" - bác sĩ Dubrovski nhấn mạnh.
Bác sĩ miêu tả thực tế hiện nay như sau: "Khi liên tục nhận các cú điện thoại không hồi kết", bác sĩ thường không thể hiểu gì cả và sẽ chỉ định chữa bệnh cho tất cả mọi trường hợp đều giống nhau."
"Có ca thì khỏi bệnh, có ca thì không... Sẽ không hiệu quả như vậy do quá trình tổ chức ở giai đoạn điều trị ngoại trú đã tạo ra các vấn đề và gây quá tải cho bệnh viện" - bác sĩ kết luận.
Bác sĩ Dubrovski cũng lưu ý 1 thực tế là bác sĩ gia đình không được nhận "lương bổ sung covid":
"Đó là sốc thực sự. Làm sao có thể đòi hỏi nhân viên y tế đã rủi ro sức khoẻ của mình thậm chí không được bồi thường tài chính". Cái vòng lẩn quẩn như thế này: "Các bác sĩ gia đình không được trả tiền độc hại lao động, bởi vì họ không nhìn thấy bệnh nhân. Còn các bác sĩ gia đình không tiếp các bệnh nhân, bởi vì không được trả lương cho các công việc của covid"- bác sĩ nêu vấn đề .
Theo lời ông, nếu không tối ưu hoá trợ giúp y tế ngoại trú cho người dân thì câu chuyện về khắc phục hiệu quả đại dịch - chỉ là những lời nói suông.
Theo unian