Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Tổng thống Ukraine lâm thế khó: tiếp nội chiến hay mất đất vào tay ly khai

Thứ năm, 04/09/2014 | 05:34
Thương lượng với phe đòi ly khai, hoặc tiếp tục một cuộc chiến “vệ quốc” đẫm máu, đó là lựa chọn khó khăn cho Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, khi quân đội của ông phải “di tản chiến thuật” trước sức phản công mạnh của phe ly khai có sự hỗ trợ của lính Nga và vũ khí hạng nặng, như cáo buộc của Kiev.

Quân ly khai có súng hạng nặng

Quân ly khai có súng hạng nặng

Thế “ngã ba đường” này là điều không ai nghĩ đến hồi một tuần trước, cho đến lúc các quan chức phương Tây mô tả cuộc hỗ trợ của quân Nga đã lật ngược thế trận, mà các quan chức Ukraine từng tự sướng rằng họ sắp đánh thắng phe đòi ly khai.

Nga thúc Mỹ ép Ukraine ngưng chiến

Hiện quân Ukraine phải rút khỏi nhiều khu vực ở hai vùng Donetsk và Luhansk, sau khi hàng trăm binh sĩ thương vong. Phe đòi ly khai cũng đã mở mặt trận mới, đe dọa thành phố cảng Mariupol ở miền nam nước Nga.

Ngày 2.9, Nga kêu gọi Mỹ thúc Kiev từ bỏ chiến dịch “chống khủng bố” và thương lượng một thỏa thuận chính trị, ngay vào lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama bay qua châu Âu để trấn an các đồng minh vùng biển Baltic đang lo sợ, đồng thời để dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Xứ Wales.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói trong cuộc họp báo ngắn: “Điều hòa “đảng hiếu chiến” tại Kiev, là một mệnh lệnh và chỉ có mỗi Mỹ có thể làm điều đó”.

Nhưng dạng thỏa thuận mà Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩ đến có thể là cú tự sát chính trị cho ông Poroshenko, người vừa trúng cử tổng thống Ukraine hồi 3 tháng nước với lời hứa bảo vệ Ukraine là một khối thống nhất.

Ngày 31.8, ông Putin đề nghị thương lượng về “một nhà nước” ở đông Ukraine, dù sau đó người phát ngôn Peskov của ông nói lại cho rõ, rằng ý ông Putin là một khu vực độc lập hơn khỏi Kiev.

Nếu tham gia cuộc thương lượng với “bọn khủng bố” như Kiev từng gọi phe đòi ly khai, sẽ là một quả mất mặt lớn cho ông Poroshenko, người kêu gọi tinh thần yêu nước để tấn công phe đòi ly khai và hứa sẽ nhanh chóng thắng trận.

Nhường khu miền đông công nghiệp cho phe đòi ly khai cũng sẽ cản trở nỗ lực hòa nhập nền kinh tế và các thể chế Ukraine với EU.

Quân ly khai chiếm được xe tăng

"Vệ quốc" thì đổ máu

Nhưng cuộc chiến tranh tiêu hao với Nga, mà chính các quan chức Ukraine thú nhận họ không thể thắng, sẽ càng khiến Kiev mất thêm nhiều đất và mạng người. Từ lúc nội chiến bùng nổ, đã chết 2.600 người.

Vasyl Filipchuk, một cựu cán bộ ngoại giao Ukraine, nói: “Trong vũng nước đen này sau nhiều thất bại ngoại giao và quân sự, tổng thống của chúng tôi có quá ít lựa chọn, mà toàn là những lựa chọn xấu”.

Các quan chức Ukraine và những nhà phân tích nói việc Nga can thiệp chứng tỏ điện Kremlin không chấp nhận phe đòi ly khai thất trận, và muốn một thỏa thuận hòa bình có lợi cho họ.

Nhưng bất kỳ quyết định tiếp tục cuộc “chiến tranh vệ quốc” hay tìm một sự thỏa thuận đều là những nguy hiểm cho ông Poroshenko.

Một thỏa thuận cho phép phe đòi ly khai tự trị sẽ đụng phải sự phản đối kịch liệt của những tay theo chủ nghĩa dân tộc và các nhóm thân phương Tây.

Ngày 3.9, các thủ lĩnh ly khai rút lại một đề nghị của họ, rằng họ sẽ vẫn là lãnh thổ Ukraine nếu Kiev chấp nhận các điều kiện của họ, bằng cách nói họ muốn độc lập.

Một chỉ huy quân tình nguyện theo chủ nghĩa dân tộc nói: “Ông Poroshenko có thể kết thúc như Yanukovich”, ám chỉ việc cựu tổng thống Yanukovych bị người dân lật đổ hồi tháng 2.

Không nhượng đất, Ukraine có thể động viên thêm quân, thậm chí tuyên bố lệnh giới nghiêm. Nhưng các quan chức thừa nhận quân đội thiếu chỉ huy giỏi và đã xuống tinh thần, thì rất ít “cửa” thắng trong một cuộc chiến tranh tổng lực với Nga.

Ra lệnh giới nghiêm cũng sẽ chặn cuộc bầu cử quốc hội dự kiến tổ chức vào cuối tháng 10 tới, bóp nát hy vọng của ông Poroshenko rằng đạt được một khối liên minh cầm quyền vững chắc và thân phương Tây quanh đảng của ông.

Vài ngày qua, ông Putin lại khiến Kiev và phương Tây lo ngại, rằng ông có thể sẵn sàng chiếm Kiev trong vòng 2 tuần, nếu muốn. Ông cũng từng nói chữ Novorossiya (Nước Nga mới) lần đầu tiên hồi tháng 4, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Một bà cụ cầm tấm bản đồ vẽ "Nước Nga mới" phía dưới Ukraine

Theo lịch sử, "Nước Nga mới" trải dài từ miền nam và miền đông Ukraine đến vùng tự trị Transnistria ở Moldova, nơi cũng có nhóm ly khai thân Nga.

Nhưng Nga phủ nhận đã đưa quân vào Ukraine. Một trợ lý đối ngoại của ông Putin nói với các hãng tin Nga ngày 2.9, rằng đã có sự hiểu sai về tuyên bố “nếu muốn. sẽ chiếm Kiev trong hai tuần của ông”.

NATO làm được gì ?

Cùng ngày, Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves nói: ông muốn quân NATO trú đóng thường trực tại nước ông. Estonia là thành viên NATO từ năm 2004.

Ông Obama trong ngày 3.9 thăm Estonia, nhằm chứng minh Mỹ ủng hộ các đồng minh ở Đông Âu, trước khi ông đến Xứ Wales dự hội nghị thượng đỉnh NATO, nơi sẽ bàn chủ đề nóng “Nga can thiệp quân sự vào Ukraine”.

Vấn đề là NATO miễn cưỡng lập căn cứ thường trực tại các nước Xô viết cũ để tránh chọc tức Nga. Nên vị tổng thư ký NATO nói trước hôm 1.9, rằng lãnh đạo các nước NATO có thể thông qua kế hoạch lập đội phản ứng nhanh, luôn được đặt trong tình trạng báo động cao.

Cùng lúc, phương Tây nói sẽ không đưa quân đến giúp quân Ukraine và cũng không cung cấp vũ khí, điều chắc chắn ông Poroshenko sẽ nghe lại tại Xứ Wales.

Trừng phạt thì trả đũa

Ngày 2.9, các nhà ngoại giao ở Brussels nói EU có thể đồng ý mở rộng thêm một chút lệnh trừng phạt kinh tế Nga vào ngày 5.9 tới, gồm hạn chế tiếp cận các thị trường tài chính đối với vài tập đoàn nhà nước Nga.

Nhưng các biện pháp này nếu thông qua, cũng không thể tung một cú đánh mạnh vào nền kinh tế Nga. Moscow đã dọa sẽ trả đũa trước bất kỳ biện pháp cấm vận mới nào.

Các quan chức Mỹ chọn các biện pháp cấm vận kinh tế và chính trị để trừng phạt Nga, vốn phớt lờ những cuộc cấm vận của phương Tây và tác động của chúng lên nền kinh tế, khi Nga càng lúc càng siết Ukraine.

Ukraine cũng đang đối diện sức ép kinh tế. Ngày 2.9, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nói Kiev có thể cần thêm 19 tỉ USD nữa trong năm tới, nếu cuộc nội chiến kéo dài suốt năm 2015.

Nga cũng dư các cách để làm tình hình kinh tế Ukraine tệ hơn, như đã cắt nguồn cung ứng khí đốt cho Kiev, đòi món nợ hàng tỷ USD mà họ nói Ukraine mắc nợ Nga.

Ngày 2.9, đường ống dẫn dầu Slovakia đã mở giao khí đốt cho Ukraine, là nước EU thứ ba làm thế sau Ba Lan và Hungary. Nhưng Ukraine vẫn còn lệ thuộc nguồn cung của Nga, và các quan chức thừa nhận họ không đủ khí dự trữ để vượt qua mùa đông sắp tới.

Moscow cũng hạn chế mua các hàng hóa Ukraine, dọa từng phạt rộng hơn nếu Kiev ký thỏa thuận thương mại tự do với EU.

Theo Motthegioi


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN