Ngày 21/3/2014 sẽ ký hiệp ước với châu Âu về phần chính trị. Phần kinh tế hoãn lại sau vì có thể ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp các vùng Đông, Nam Ukraine.
Hiệp ước với châu Âu về phần chính trị (CA) có tác dụng giúp Ukraine bảo vệ biên giới không? Thực tế CA bảo đảm về toàn vẹn lãnh thổ chỉ về mặt hình thức. Sự toàn vẹn lãnh thổ với CA có liên quan tới 2 điều 7 và 10. Trong điều 7 có nói Ukraine và EU sẽ hợp tác chặt chẽ về lĩnh vực đối ngoại, khẳng định tính nguyên tắc của toàn vẹn lãnh thổ, không vi phạm biên giới. Hai bên thống nhất có những phản ứng kịp thời khi có can thiệp từ bên ngoài.
Trong điều 10 nói lên trách nhiệm bắt buộc của 2 bên, có các hợp tác cụ thể trong việc cảnh báo xung đột: Nhưng điều đó chỉ liên quan đến việc tập trận chung và bảo đảm việc tăng cường khả năng kỹ thuật, quân sự cho các bên. Các điều khác liên quan đến việc cải tổ, ủng hộ mà châu Âu yêu cầu.
Theo các nhà nghiên cứu, CA với châu Âu không cho phép Ukraine có quyền đòi hỏi châu Âu về sự giúp đỡ quân sự. “Liên minh châu Âu không phải là liên minh quốc phòng”. AC tạo nền tảng, công cụ để cải tổ, ủng hộ về vật chất và tinh thần. Vấn đề giúp đỡ về quân sự phải nhờ đến Mỹ và Nato. Nhưng mặt khác hầu hết các nước EU là thành viên của Nato, vì thế sau khi ký AC thì nếu Ukraine có yêu cầu, thì lời yêu cầu đó sẽ có trọng lượng đáng kể”.
Nhà bình luận chính trị Boldarenko thì cho rằng: CA không đem lại cho Ukraine lợi lộc gì “Vì ở đó không có cơ chế giúp đỡ quân sự. Đó chẳng qua là sự tuyên bố ủng hộ các biện pháp dân chủ. Cần phải xem xét lại phần chính trị chứ không phải phần kinh tế của CA: hoặc là chúng ta phải nhận được những gì mà các nhà ngoại giao đã từ lâu nay đấu tranh – Danh sách những yêu cầu không có tương lai để trở thành thành viên của EU (Điều này vẫn như trước kia không được đưa cụ thể vào văn bản)”.
Nhà phân tích quân sự Gershey Zgurek tin tưởng rằng: Ukraine nên nhờ sự giúp đỡ của Nato và Mỹ, nhưng không phải là quân sự: “Giúp đỡ tốt hơn là về kinh tế. Nato và Mỹ sẽ giúp Ukraine, vì Ukraine đóng vai trò quan trọng trong vai trò đối trọng của thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc đổ quân: Khả năng đó chỉ nên xảy ra khi chúng ta bắt đầu các hoạt động quân sự quốc tế, dưới sự bảo trợ của Hội đồng bảo an LHQ”. Mỹ và Nato cũng sẽ giúp Ukraine về khả năng tăng cường phòng thủ và các kỹ thuật quân sự.
Theo Segodnya.ua