Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Quyền tự quyết trong viện kiểm sát Ukraine: Luật cải cách Viện kiểm sát đã biến Lusenko thành trò cười như thế nào

Thứ tư, 27/04/2016 | 04:13

Quyền tự quyết trong viện kiểm sát Ukraine: Luật cải cách Viện kiểm sát đã biến Lusenko thành trò cười như thế nào

Hôm nay tại Kiev tiến hành Hội nghị cán bộ viện kiểm sát toàn Ukraine. Kết quả của Hội nghị này sẽ dẫn tới việc thành lập ra Hội đồng Viện kiểm sát và Uỷ ban chuyên trách của cơ quan này. Hội đồng Viện kiểm sát và Uỷ ban chuyên trách sẽ tước đi một phần lớn quyền lực của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao.  Quy định này đã được Quốc hội Ukraine thông qua trong luật về viện kiểm sát từ năm 2014. Trong vòng hai năm, các nhà cải cách hy vọng cải cách viện kiểm sát, còn "Quyền tự quyết của viện kiểm sát" cần phải tước đi quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao quyền bổ nhiệm các phó của mình, quyền bổ nhiệm lãnh đạo các viện trưởng viện kiểm sát của các vùng và tước bỏ các ảnh hưởng lên các quá trình quan trọng trong nội bộ. Nhưng trong tình hình, khi cải cách viện kiểm sát bị thất bại, việc áp dụng " quyền tự quyết của viện kiểm sát" càng làm cho hợp pháp hoá hệ thống tham nhũng. Sự thật là bây giờ Quốc hội Ukraine lại chuẩn bị thay đổi luật về  viện kiểm sát: Những thay đổi không những liên quan tới các quy định cho phép ứng cử viên vào chức Viện kiểm sát tối cao Lusenko có thể nắm chức này mà còn cho phép hoãn hiệu lực " quyền tự quyết của Viện kiểm sát".
-Vậy luật về " quyền tự quyết của viện kiểm sát" quy định như thế nào?
Thông qua luật về viện kiểm sát là một trong những điều kiện bắt buộc đối với Ukraine khi  muốn gia nhập Liên minh châu Âu từ năm 1995. Và mãi tới năm 2014 Quốc hội Ukraine mới thông qua luật này, thỏa mãn đòi hỏi của châu Âu, thay đổi nguyên tắc làm việc của Viện kiểm sát.
Thực tế là hiệu lực của luật bị hoãn vài tháng do không tiến hành kịp thời hạn thi chọn tuyển các công tố viên ở các địa phương. Và khi đó tất cả những sự phá hoại cải cách đều xuất phát từ Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao. Chính vì thế trong giai đoạn này đã lập ra luật và áp dụng vào thực tế khái niệm  về " quyền tự quyết của viện kiểm sát". Các đại biểu Quốc hội có những hành động tương tự như đối với hệ thống toà án.
Trong luật về viện kiểm sát đã đưa ra khái niệm về Hội đồng Viện kiểm sát và Uỷ ban chuyên trách của Viện kiểm sát. Hai cơ quan này lấy đi phần lớn quyền lực của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao. Hai cơ quan này được bầu kín trong Hội nghị các cán bộ kiểm sát toàn Ukraine, trong đó số cán bộ của Viện kiểm sát tối cao là thiểu số và ảnh hưởng của Viện kiểm sát tối cao lên Hội nghị là tối thiểu: Tại Hội nghị số người của Viện kiểm sát tối cao chỉ có 6, của các tỉnh và  của viện kiểm sát quân đội là 90, còn của các địa phương là 368 người,  để bầu ra 13 người vào  Hội đồng Viện kiểm sát và 11 người vào Uỷ ban chuyên trách.
Theo luật về viện kiểm sát thì trong Hội đồng viện kiểm sát có: 2 người từ Viện kiểm sát tối cao, 2 người đại diện của các đại học luật, 9 người là đại diện của các địa phương . Thành phần của Uỷ ban chuyên trách có: 5 người của Viện kiểm sát, 2 nhà bác học, 3 người đại diện của quốc hội về quyền con người và 1 là luật sư.
Từ hôm nay, Hội đồng Viện kiểm sát và Uỷ ban chuyên trách nhận được quyền đề nghị bổ nhiệm các phó của Viện kiểm sát tối cao, lãnh đạo viện kiểm sát tại các vùng, lựa chọn các ứng cử viên viện kiểm sát , thay đổi chức vụ, chuyển chỗ công tác, xem xét các đơn khiếu kiện về các sai phạm của các công tố viên và sa thải họ theo luật.
Tất cả các điều mới mẻ này sẽ làm cho viện kiểm sát trở nên độc lập hơn, đây cũng là nền tảng được đặt móng từ năm 2014.
-Sẽ có những thay đổi về luật :
Ngay từ  ban đầu,  luật về viện kiểm sát đã xem xét tiến hành Hội nghị của các cán bộ công tố trong vòng 2 tuần khi luật này bắt đầu có hiệu lực. Có nghĩa là cần phải tiến hành trước khi kết thúc tháng 4/2015. Nhưng tháng 5/2015 Quốc hội Ukraine lại thông qua luật quy định về hoãn hiệu lực về " quyền tự quyết của viện kiểm sát" thêm 1 năm nữa tức là hết ngày 15/4/2016. Có một chi tiết thú vị, tác giả của sửa đổi này chính là Lusenko, lãnh đạo của đảng Blok Porosenko.
Về " quyền tự quyết của viện kiểm sát" được mọi người trong quốc hội nhớ đến chỉ khi các đại biểu chuẩn bị thông qua luật để cho phép Lusenko trở thành Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, khi ông không có cả bằng luật và không có kinh nghiệm làm việc trong ngành của viện kiểm sát tối thiểu 10 năm. Như mọi người biết, việc thông qua sửa đổi luật này hôm thứ năm bị thất bại với số phiếu 177 ( tối thiểu cần 226). Sau sự kiện này Lusenko tuyên bố sẽ không ứng cử vào chức Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao nữa, với lý do như ông nói là: " Viện kiểm sát tối cao đã thoát khỏi sự kiểm soát khỏi các nhà chính trị và bây giờ đang đổ móng bê tông vững chắc cho mình. Ngày 26/4 Hội nghị của các công tố viên có kế hoạch lập ra cơ quan có quyền bổ nhiệm và cách chức trong viện kiểm sát. Từ ngày 27/4 ( tức là từ thứ 4) Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao sẽ không còn quyền hạn cách chức các phó của mình hay các cán bộ của viện kiểm sát. Tôi sẵn sàng nhận những công  việc nặng nề, nhưng cũng không bao giờ nhận các công việc mang tính hình thức. Tôi cũng như tất cả các công dân Ukraine khác cần thay đổi triệt để công việc của Viện kiểm sát tối cao, nhưng nếu không có sự thay đổi về khâu cán bộ thì điều đó sẽ không thể thực hiện".
Theo ý kiến của Cựu phó Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Ukraine Kasko, Quốc hội Ukraine cũng cần phải thông qua luật, liên quan tới hủy hiệu lực " quyền tự quyết của Viện kiểm sát".
Chuyên gia của Trung tâm cải cách về các quyền hạn chính trị Aleksandr Balchuk chia sẻ ý kiến với Lusenko và cho rằng, trong tình trạng hiện nay việc áp dụng " quyền tự quyết của viện kiểm sát" chỉ làm tăng thêm hệ thống tham nhũng. Vì thế các đại biểu quốc hội cần phải hủy bỏ việc thành lập các cơ quan viện kiểm sát độc lập tối thiểu nửa năm.
Theo segodnya.ua

 


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN