Yan Ros, là một trong những người tổ chức trưng cầu ý dân nói:" Vì sao mà Liên minh châu Âu buộc mình với nước có chiến tranh? Nhưng Hà lan không thể ảnh hưởng lên quyết định của Brusel. Cuộc trưng cầu ý dân này tạo khả năng cho người Hà lan ảnh hưởng lên Liên minh châu Âu".
Hiệp ước hội nhập châu Âu được Chính phủ Hà lan phê chuẩn hồi hè 2014. Một năm trôi qua, người Hà lan trưng cầu ý dân, khẳng định, hoặc phủ nhận bất kỳ quyết định nào của chính phủ.
Người Hà lan thông qua trưng cầu ý dân đã nhiều lần quyết định số phận của Liên minh châu Âu. Mười năm trước , chính người Hà lan đã từ chối ý tưởng thành lập Hiến pháp châu Âu thống nhất. Lần này thì quyết định có hội nhập cùng Ukraine hay không.
Những người dân thường Hà lan không biết nhiều về bản chất của tài liệu này.
" Tất cả mọi người Hà lan đều biết Ukraine là đất nước tham nhũng, có liên quan tới vụ máy bay Boing bị bắn rơi, nhưng mọi người biết rằng do lỗi của Nga"- ý kiến của một người dân Hà lan.
Những người thuộc phe cánh tả ủng hộ Ukraine bằng biểu ngữ, truyền hình, quảng cáo trên phố.
Nhưng người dân Hà lan chưa sẵn sàng ủng hộ Ukraine. Có tới 55% dân Hà lan bỏ phiếu chống.
" Nếu kết quả trưng cầu ý dân không ủng hộ thì Quốc hội Hà lan sẽ ủng hộ quyết định của người dân và sẽ nói " không" với 27 nước thành viên châu Âu còn lại. Tiếp theo thì Hội đồng chau Âu sẽ quyết định"- Ý kiến của đại biểu quốc hội Hà lan Kis Verkhoven.
Theo segodnya.ua