1. Chế độ miễn thị thực với Liên minh châu Âu.
Ngày 18/12/2015 Ủy ban châu Âu công bố tổng kết báo cáo thực hiện các điều kiện do Liên minh châu Âu đề ra cho Ukraine. Bộ ngoại giao Ukraine dự đoán, mùa thu 2016 các công dân Ukraine có thể du lịch châu Âu mà không cần Visa.
Để du lịch vào Liên minh châu Âu cần các thủ tục: Hộ chiếu sinh học, vé hai chiều, chứng minh khả năng tài chính ( 45 euro/ngày) hoặc giấy chứng nhận học bổng, thư bảo đảm, giấy mời, giấy chứng nhận đặt trả tiền khách sạn, bảo hiểm y tế.
2. Vùng thương mại tự do với Liên minh châu Âu.
Từ ngày 01/01 bắt đầu có hiệu lực về vùng mậu dịch tự do giữa Ukraine và Liên minh châu Âu.
3. Thỏa thuận Minsk.
Về hình thức, thỏa thuận Minsk hết hạn ngày 01/01/2016. Thỏa thuận này đòi hỏi thực hiện: Ngừng bắn, rút các loại vũ khí ra khỏi đường tiếp xúc, trao đổi tù binh và bầu cử.
Ngày 6/11, cuộc gặp gỡ của đại diện 4 nước “ Normadski” đã nhất trí gia hạn thỏa thuận Minsk sang năm 2016.
4. Đấu tranh chống tham nhũng.
Mặc cho các khẩu hiệu “ Chiến thắng tham nhũng”, cuộc cải cách chống tham nhũng không đem lại kết quả gì.
Năm 2015 tại Ukraine thành lập ra các cơ quan chuyên chống tham nhũng và chờ đợi năm 2016 các cơ quan này sẽ biểu thị kết quả làm việc của mình:
-Cục phòng chống tham nhũng quốc gia, ngoài ra còn có Hội đồng chống tham nhũng chuyên nghiên cứu các câu hỏi về chiến lược, giao tiếp với công chúng và doanh nghiệp.
-Mặc dù thành lập ra các cơ quan chống tham nhũng, nhưng trách nhiệm điều tra chống tham nhũng thuộc về viện công tố chuyên chống tham nhũng, được thành lập hồi tháng 9/2015 từ Viện kiểm sát tối cao. Lãnh đạo cơ quan này hiện nay là Kholodnhiskovo.
-Hãng điều tra chống tham nhũng quốc gia: Chuyên có nhiệm vụ điều tra tính trung thực kê khai thu nhập, tài sản cuả các cán bộ. Khi phát hiện có sai phạm cơ quan này báo cho Cục điều tra chống tham nhũng.
-Hãng thu hồi tài sản: Ngày 10/11 Quốc hội Ukraine thông qua luật , nhất trí thành lập hãng này để phát hiện, tìm kiếm các tài sản của các cán bộ thu nhập không hợp pháp. Nhưng hiện nay luật này chưa có hiệu lực.
-Cục điều tra quốc gia: Luật về việc thành lập Cục này có hiệu lực không muộn hơn1/3/2016.
5. Cải cách hệ thống tòa án:
-Cắt giảm quyền hạn của quốc hội và Viện kiểm sát:
Theo dự thảo luật mới, quốc hội không còn được quyền bổ nhiệm các thẩm phán. Tổng thống sẽ bổ nhiệm theo sự giới thiệu của Hội đồng tư thẩm phán tối cao. Việc sa thải và chuyển các thẩm phán do Hội đồng thẩm phán tối cao đảm nhiệm.
Hội đồng thẩm phán tối cao gồm 21 người: Có quyền giới thiệu bổ nhiệm các thẩm phán,, thông qua quyết định về vi phạm của các thẩm phán hoặc của các công tố viên, phúc thẩm lại các quyết định của các cơ quan tương ứng về cáo buộc trách nhiệm của các thẩm phán và các công tố viên, quyết định sa thải hoặc quyết định cho bắt các thẩm phán.
Kết quả của cải cách cũng tước đi quyền của các đại biểu quốc hội ảnh hưởng lên Viện kiểm sát tối cao.
Ai có thể trở thành thẩm phán ( Quan tòa)?
Theo dự thảo luật, chức vụ thẩm phán có thể được chỉ định cho các công dân Ukraine không trẻ hơn 30 tuổi, nhưng không quá 65 tuổi, có bằng luật cao cấp và có kinh nghiệm hoạt động trong nghề chuyên nghiệp về quyền không ít hơn 5 năm, có năng lực và biết ngôn ngữ quốc gia.
Hiện nay tại Ukraine có hàng trăm thẩm phán trải qua quá trình thanh lọc. Hội đồng thẩm phán tối cao đã trình quốc hội sa thải 388 thẩm phán.
Theo segodnya.ua