Một vài giá cả hải quan lên hàng hóa từ Liên minh châu Âu sẽ giảm đi từ phía Ukraine, cho phép hàng hóa châu Âu bán trên thị trường Ukraine rẻ đi. Ngoài ra các công ty của Ukraine cũng có thể tiếp cận vào thị trường châu Âu.
Các chuyên gia kinh tế không đưa ra dự đoán kết quả đột ngột do hoạt động của vùng mậu dịch tự do, bởi vì thỏa thuận sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn.
Trước đây, mặc dù thỏa thuận về vùng mậu dịch tự do Ukraine – Liên minh châu Âu là thỏa thuận song phương, nhưng phía Nga thể hiện một số nguy cơ do thỏa thuận này bắt đầu có hiệu lực.
Trong vòng 2 năm, giữa Nga và Ukraine tiến hành hơn 20 cuộc gặp mặt, trong đó có 6 cuộc gặp mặt cấp bộ trưởng.
Phía Nga nhiều lần đòi hoãn hiệu lực của thỏa thuận này 10 năm.
Ngày 25/12 Thượng nghị viện Nga cho phép ngừng thỏa thuận vùng mậu dịch tự do Ukraine – Nga từ ngày 01/01/2016.
Belarusia không có dự định ngừng hiệu lực vùng thương mại tự do giữa các nước SNG với Ukraine.
Theo topor.