Tuần này Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko đem tới quốc hội dự thảo thay đổi Hiến pháp, phần về hệ thống tòa án. Lần 1 phần này có thể được quốc hội thông qua vào đầu tháng 12, còn lần 2 – vào khoảng mùa xuân – hè. Và bắt đầu quá trình cải cách hệ thống tòa án vào mùa hè – sẽ kiểm tra sát hạch lại tòan bộ các thẩm phán tại Ukraine.
*Một vài số liệu:
Theo kết quả thăm dò xã hội do Trung tâm Razumkovka thì chỉ có 13% người dân Ukraine tin vào các thẩm phán Ukraine. Cứ 2 người dân Ukraine thì 1 người vấp phải vấn đề tham nhũng tại tòa án. Và để trở thành thẩm phán, cần phải trả một số tiền nhất định. Đây là một thực tế của thời Yanukovik.
Nhu cầu khắc phục hiện tượng tham nhũng trong hệ thống tòa án được nhắc tới trước khi xảy ra Maidan, nhưng điều này trở nên nóng bỏng hơn sau khi Maidan. Tháng 3/2015 Tổng thống Poroshenko ký quyết định thành lập Ủy ban cải cách hệ thống tòa án (KK). Một trong 3 tổ công tác, trong 7 tháng đã viết xong dự thảo thay đổi hiến pháp phần cải cách hệ thống tòa án.
*Tranh cãi giữa những nhà cải cách:
-Những nhà cải cách dưới sự lãnh đạo của Filatov đề nghị phương án thi sát hạch lại đối với tất cả các thẩm phán. Nhóm này phản đối việc sa thải toàn bộ vì cho rằng việc này sẽ gây ra hậu quả các thẩm phán bị sa thải sẽ đâm đơn kiện hàng loạt ra tòa án châu Âu và các thẩm phán bị đuổi có thể được phục lại chức. Hơn nữa trong số 8 ngàn thẩm phán, không phải ai cũng tham nhũng. Vì vậy phương án cải cách tốt nhất theo các nhà cải cách thuộc nhóm này là tổ chức sát hạch lại tất cả các thẩm phán tại Ukraine, tiến hành khai báo tài sản của thẩm phán cùng các thành viên của gia đình, xem xét lại các phán quyết mà vị thẩm phán này đã đưa ra có sai phạm hay không.
- Còn Bộ trưởng bộ tư pháp cùng một số các nhà phân tích lại thiên về hướng sa thải tất cả các thẩm phán, sau đó tuyển chọn lại. Để tránh kiện cáo tại tòa án châu Âu, cần thông qua quy định này bằng giai đoạn chuyển tiếp của Hiến pháp.
*Phán quyết của Ủy ban Venesianki:
Dự thảo thay đổi hiến pháp giữa hai nhóm cải cách nêu trên được gửi tới Ủy ban quốc tế Venesianki quyết định. Ngày 30/10 Ủy ban này đã đặt dấu chấm hết cho các sự tranh cãi giữa 2 nhóm các nhà cải cách:
“ Sẽ không có sự sa thải hàng loạt các thẩm phán. Kinh nghiệm thực tế của Liên minh châu Âu cho thấy điều này chỉ được phép trong một số trường hợp đặc biệt . Nếu như đuổi tất cả thì lấy ai mà phán xét?”
*Một số điểm mới từ tổng thống:
Tổng thống Poroshenko hứa: “ Sau khi thông qua thay đổi Hiến pháp, tổng thống, quốc hội sẽ không tham gia vào việc bổ nhiệm, sa thải, chuyển các thẩm phán. Nhiệm vụ này được trao cho cơ quan mới thành lập – Hội đồng thẩm phán tối cao”
Theo segodnya.ua