Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Các nhà chính trị châu Âu nghĩ gì về hòa bình tại Donbass

Thứ tư, 04/11/2015 | 05:33
 Từ đóng băng khủng hoảng cho tới đối thoại

Các nhà chính trị châu Âu nghĩ gì về hòa bình tại Donbass

Các nhà chính trị châu Âu nghĩ gì về hòa bình tại Donbass

Tại Đức, các nhà chính trị cho rằng, tất cả sẽ dẫn tới đóng băng khủng hoảng, còn tại Pháp người ta không loại trừ khả năng đối thoại giữa Kiev và DHP và LHP.
Ngày 6/11 tại Berlin, sẽ diễn ra cuộc gặp mặt cấp Bộ trưởng ngoại giao của 4 nước “ Normandski”. Theo lời của đại diện của OSEC trong nhóm Tiếp xúc Martina Saidik, họ sẽ bàn về những câu hỏi về tháo gỡ  bom, mìn và làm giảm leo thang tại Sirokino: “ Nếu không có điều này, sẽ không có tiến bộ trong chính trị và tiến hành bầu cử”.
*Những câu hỏi của phóng viên tòa soạn segodnia đối với các nhà chính trị châu Âu như sau:
1. Các ngài có tin vào quyết định giải quyết hòa bình chiến tranh tại Donbass?
2. Sau cuộc gặp mặt của các thủ lĩnh “ Normandski” tại Paris, nhiều người cho rằng, phía Ukraine đã chấp thuận các điều kiện của Nga: Thông qua luật riêng về Donbass, cho Donbass có tình trạng đặc biệt, ân xá cho phiến binh và đây cũng là ý muốn của Đức và Pháp?
3. Sau cuộc gặp tại Paris, cuối cùng thì tình hình tại Donbass tạm yên: Không còn sự chết chóc của binh sĩ và dân thường. Nhưng liệu Putin có chấp hành điều kiện ngừng bắn?
4. Thường có nhiều ý kiến cho rằng, Đức và Pháp đã đạt được giải quyết khủng hoảng tại Donbass. Liệu từ tháng 1 Pháp và Đức có nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Nga?
5. Nhiều nhà phân tích cho rằng Đức và Pháp đòi hỏi Kiev đối thoại trực tiếp với DHP và LHP. Và DHP, LHP muốn tình trạng đặc biệt của Donbass được ghi lại trong Hiến pháp Ukraine. Về bản chất họ muốn liên bang hóa Ukraine. Các ngài nghĩ gì về điều này?
6. Các ngài có sẵn sàng gửi lực lượng công an và quân tình nguyện quốc tế để giúp đỡ OSEC kiểm soát tình hình chấp hành luật bầu cử ở Donbass?
Và sau đây là trả lời của Remi Povros – lãnh đạo nhóm hữu nghị Pháp – Ukraine tại quốc hội Pháp:
1. Tôi tin chiến tranh tại Donbass có thể giải quyết bằng đối thoại. Nhưng tôi không tin tưởng lắm vào khả năng này trong triển vọng gần. Có thể quyền lợi và chiến lược chính của Nga muốn khủng hoảng tiếp tục. Nhưng dẫu sao biện pháp tốt nhất để giải quyết khủng hoảng vẫn là đối thoại.
2. Tôi không nghĩ rằng Ukraine chấp nhận các điều kiện của Nga. Tất nhiên Putin có âm mưu ảnh hưởng tới một số vùng của Ukraine. Nhưng thời gian cuối có thể thấy Putin thực hiện thỏa thuận Minsk: Phiến binh hoãn bầu cử tại Donbass.
3. Chúng ta không thể  nhận xét người lãnh đạo nhà nước vì những lời nói của ông, mà chỉ trên công việc. Chúng ta chờ đợi những hành động của Putin theo luật pháp và thỏa thuận quốc tế. Pháp tích cực tham gia đàm thoại với Putin trong thỏa thuận Minsk.
4. Nếu Nga rút khỏi Donbass thì việc nới lỏng trừng phạt là phần thưởng cho việc thực hiện thỏa thuận trước các trách nhiệm quốc tế. Nhưng lệnh trừng phạt không những liên quan tới Donbass, mà còn liên quan tới cả việc Nga chiếm Crimea. Khi Nga còn chiếm giữ Crimea thì vẫn còn lệnh trừng phạt.
5. Tôi nghĩ rằng, đối thoại duy nhất mà Ukraine cần – đó là đối thoại với Nga, vì Nga ủng hộ phiến binh Donbass. Còn về tình trạng đặc biệt của Donbass, tôi không thể bình luận. Tôi nghĩ rằng chỉ có quốc hội Ukriane mới có thể giải quyết và cho phép Donbass tình trạng đặc biệt.
6. Pháp luôn sẵn sàng gửi các quan sát viên tới các nước có yêu cầu bầu cử.
Còn đây là những câu trả lời của Erve Morei – Chủ tịch Ủy ban các Nghị sỹ Pháp về các câu hỏi về kinh tế, sự phát triển ổn định và cải tạo lãnh thổ:
1. Giải quyết hòa bình khủng hoảng không những có thể - mà đây còn là lối thoát duy nhất đối với nhân dân Ukraine.
2. Các cuộc đối thoại của các thủ lĩnh “ Normandski” một lần nữa khẳng định không có phương án thay thế cho thỏa thuận Minsk, để thiết lập lại hòa bình vững chắc tại Ukraine.
3. Tôi muốn lạc quan và tin rằng Nga sẽ thực hiện các trách nhiệm của mình, sẽ có những ảnh hưởng tích cực lên phiến binh tại Donbass.
4. Để đạt được điều đó, Nga cần thực hiện các trách nhiệm của mình theo thỏa thuận Minsk. Theo tôi đó là con đường logic duy nhất.
5. Tôi nghĩ rằng, một cuộc đối thoại như vậy sẽ làm cho người dân Ukraine thất vọng. Nhưng tôi nhận thức được chắc chắn rằng, bất kỳ một cuộc đối thoại nào cũng tốt hơn là đối đầu quân sự. Nếu như nói về phân cấp chính quyền thì nhờ đó mà tất cả các vùng có quyền lợi công bằng. Mặc dù còn lại những khó khăn, nhưng phía Pháp vẫn thấy ưu thế của việc phân cấp chính quyền. Và tôi  kiên trì khuyên  chính quyền Ukraine nên khẩn trương tiến hành cải cách chính trị, kinh tế, và đây chính là một phần của phân cấp chính quyền.
6. Trong câu hỏi này thì vai trò chủ đạo là của OSEC . Pháp đề nghị những giúp đỡ bổ sung cho chính quyền Ukraine về những vấn đề khác nhau, trong đó có việc mở rộng các quan sát viên trong quá trình bầu cử tại Donbass.
Theo segodnya.ua

 


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN