Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Tại Ukraine đang diễn ra cuộc đấu tranh cải cách hệ thống tòa án

Thứ tư, 21/10/2015 | 04:13
Hiện nay có hai phương án cải cách hệ thống tòa án: Phủ tổng thống tiến hành kiểm tra lại các thẩm phán, còn các chuyên gia đề nghị sa thải toàn bộ và tuyển chọn mới.

Tại Ukraine đang diễn ra cuộc đấu tranh cải cách hệ thống tòa án

Ngày mai phái đoàn của Ukraine sẽ bay tới Strasburg, tham dự cuộc họp của Ủy ban Venesia, tại đó, hôm thứ 6 tới sẽ đưa ra các lời khuyên cho cải cách hệ thống tòa án tại Ukraine.
Một tháng trước, Ủy ban hiến pháp ( viết tắt là KK) của Ukraine đã gửi dự thảo thay đổi luật trong phần cải cách hệ thống tòa án  tới Ủy ban Venesia  để xem xét.
Nhưng không chỉ có Ủy ban hiến pháp Ukraine ( KK) tới Strasburg: Các nhà phân tích có trong thành phần của tổ công tác KK cũng gửi tài liệu, được gọi là “ Gói tài liệu khôi phục cải cách” ( Viết tắt là (РПР) để xem xét.
Có sự khác nhau của hai tài liệu KK và РПР:
Phương pháp làm trong sạch hệ thống tòa án của dự án KK, do những người thuộc phủ tổng thống vạch ra: Trong đó đề nghị kiểm tra, sát hạch lại các thẩm phán: Kiểm tra sự liêm khiết ( tương ứng với mức lương và cách sống), hiểu biết về luật pháp, sự dính dáng vào các vụ ra các phán quyết trái pháp luật.
Còn các nhà phân tích ( dự án PПР) không đồng ý với dự án trên: Họ đề nghị thành lập hệ thống tòa án gồm toàn những người mới, như là thực hiện thành lập công an tuần tra mới.
Không có sự đồng thuận: Hôm qua các cán bộ phủ tổng thống và các nhà phân tích cố gắng tìm tới cái chung. Phó chánh văn phòng phủ tổng thống A leksei  Filatov chứng minh ưu thế của việc kiểm tra lại: “ Có thể đuổi hết. Nhưng 8 ngàn thẩm phán mới lấy ở đâu ra?”. Chủ tịch tòa án tối cao Romanhuk ủng hộ ý kiến này: “ Sa thải tất cả không phải lối thoát. Điều đó làm đất nước yếu đi. Đối với mỗi người phải có biện pháp riêng”. Theo ông, nếu sa thải tất cả thì sẽ bị kiện ra tòa án châu Âu.
 Các nhà phân tích phản đối: Thẩm phán Tòa Hiến pháp về hưu Sapoval cho rằng, Ukraine cần phải  sa thải toàn bộ các thẩm phán, còn chính quyền cần chấm dứt ảnh hưởng lên các thẩm phán. Còn Cựu Thẩm phán Tòa án Hiến pháp Siskin thì nói thẳng ra rằng, mỗi tổng thống đều có âm mưu viết lại Hiến pháp cho mình.
Các đại biểu quốc hội đề nghị viết quy định về sa thải phần lớn các thẩm phán và chuyển sang tình trạng Hiến pháp: Trong tình trạng  như vậy, tòa án châu Âu không thể đứng về phía những người bị sa thải.
Nhưng theo lời giải thích của Hiệu trưởng các trường về thẩm phán, thành viên của KK thì tất cả không hẳn như vậy: “ Nhiều nước công nhận rằng trong các câu hỏi về quyền con người, quy định của Công ước về bảo vệ quyền con người ưu tiên hơn  sự điều chỉnh Hiến pháp của đất nước. Tuy nhiên ví dụ Nga không công nhận quyết định tòa án châu Âu và không chấp hành. Nhưng Ukraine không thể hành xử như vậy”.
Kết quả là các thành viên của hội nghị không đạt được ý kiến chung. Ủy ban Venesia sẽ ra quyết định cuối cùng cho sự tranh cãi này.
Theo segodnya.ua

 


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN