Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Khi Nga làm Chủ tịch G8: Chương trình và ưu tiên

Thứ năm, 09/01/2014 | 10:26
Trong năm 2014 Nga sẽ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của câu lạc bộ chính trị toàn cầu có uy tín và có ảnh hưởng lớn nhất – nhóm G8. Các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình chấp thuận chương trình nghị sự của Nga trên trường quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh "G8" sẽ tiến hành vào tháng Sáu ở So

Nói về lịch sử của câu lạc bộ chính trị này thì Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên dưới dạng "G6" đã được tổ chức vào năm 1975 với sự tham gia của Chính phủ Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản. Một năm sau Canada đã gia nhập câu lạc bộ này, và kể từ năm 2002 Diễn đàn biến thành nhóm "G8" với sự tham gia của Nga. Mặc dù các cuộc trao đổi ý kiến mang tính chất không chính thức, dù không có điều lệ và không có thỏa thuận quy định quy chế tổ chức quốc tế của “G8”, nhưng, trong khuôn khổ câu lạc bộ này hình thành chương trình nghị sự quốc tế cơ bản, xác định các đường viền của nền chính trị toàn cầu và các mối quan hệ của hầu hết các nước phát triển, cũng như những nỗ lực của họ nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách nhất.

Khi Nga làm Chủ tịch G8: Chương trình và ưu tiên

© Collage: «The Voice of Russia»

Trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài "Tiếng nói nước Nga", Giáo sư Aleksandr Mikhailenko của Học viện hành chính quốc gia trực thuộc Tổng thống Nga nói về những sáng kiến của Matxcơva trong năm mới: “Tổng thống Nga đã tuyên bố rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh Sochi sẽ xem xét những mối đe dọa mới mang tính toàn cầu. Nếu so sánh với chương trình nghị sự của các hội nghị thượng đỉnh trước đây, thì các chủ đề chính đều giống nhau: chủ nghĩa khủng bố, ma túy, các sự cố kỹ thuật, nạn nghèo đói. Song, ông Vladimir Putin đã đề cập đến những mối đe dọa mới. Ví dụ, nếu nói về lưu thông ma túy, thì ở châu Mỹ Latinh đang có xu hướng hợp pháp hoá. Đây là yếu tố mới. Nếu nói về chủ nghĩa khủng bố, thì ở Syria các nhóm khủng bố lôi kéo phe đối lập vào chủ nghĩa cực đoan, và phe đối lập không thấy điểm chung với chính phủ. Và đất nước này không thể vượt khỏi cuộc khủng hoảng. Nga sẽ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự”.

Các bệnh truyền nhiễm, an ninh lương thực cũng được ghi vào chương trình nghị sự quốc tế như các mối đe dọa mang tính toàn cầu, và Nga nhất định sẽ đề cập đến các vấn đề quan trọng này. Chính nhóm “G8” gồm các nước có nguồn tài nguyên lớn nhất có đủ khả năng giúp đỡ trên cơ sở thường xuyên cho các quốc gia nghèo nhất đang đối phó với những mối đe dọa đó.

Phó Chủ tịch Trung tâm Truyền thông Chiến lược Dmitry Abzalov lưu ý rằng, tất cả các sáng kiến mà Matxcơva sẽ đề xuất trong nhiệm kỳ Chủ tịch G8, đã được công bố trong năm qua: “Ở đây nói về một trong những xu hướng chính trong nền kinh tế toàn cầu - sáng kiến kích thích việc tạo lập những chỗ làm việc mới bằng cách đổi mới công nghệ sản xuất chứ không phải bằng cách bơm tiền. Thứ hai – sáng kiến kích thích tăng trưởng kinh tế. Đay là vấn đề nổi lên hàng đầu trong tình huống khó khăn toàn cầu. Chủ đề thứ ba là cải cách các tổ chức tài chính quốc tế đã hình thành trước đây và hiện nay không thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Ở đây nói về IMF và Ngân hàng Thế giới”.

Matxcơva và các đối tác của Nga trong nhóm “G8” trước đó đã đạt thỏa thuận về việc mở rộng sự tham gia của các nước thành viên và các nước phát triển trong vốn tài chính của các cơ chế này, nhưng, trên thực tế tình hình vẫn không thay đổi. Rõ ràng là, Nga có ý định một lần nữa nêu vấn đề này tại Hội nghị thượng đỉnh Sochi.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, để đạt được kết quả cụ thể, Chủ tịch “G8” nên nêu lên những vấn đề gây sự quan tâm của tất cả hoặc hầu hết các quốc gia trên thế giới và đề xuất những các giải pháp cùng thắng (win-win). Nga có đủ cơ hội đạt kết quả tích cực. Matxcơva đã thu lượm những kinh nghiệm bổ ích khi tổ chức các diễn đàn quốc tế quan trọng như APEC và “G20”, đã phân tích tỉ mỉ vác vấn đề gây sự quan tâm của tất cả các bên. Ông Putin đã nói về một trong những mục tiêu chính của diễn đàn sắp tới như sau: cần phải chứng minh rằng, nhóm "G8" và nhóm "G20" bổ sung cho nhau, và không nên phân biệt một cách nhân tạo: “G8” chỉ tập trung vào các vấn đề chính trị, còn “G20” - chỉ các vấn đề kinh tế.

Theo Tiếng Nói nước Nga


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN