1. Quốc hội làm việc theo cách mới?
Mùa thu 2012 nhân dân Ukraine đã bầu ra Quốc hội khóa 7 và Quốc hội bắt đầu làm việc từ tháng 12 năm 2012. Hiệu quả làm việc của Quốc hội khóa 7 sau 1 năm được các nhà chính trị có những đánh giá rất khác nhau qua số lượng và chất lượng các điều luật được thông qua: Có người nói rằng Quốc hội khóa này được đổi mới cơ bản về thành phần và chất lượng, chỉ có một số Đại biểu mới được bầu là không hiểu “luật chơi”. Một số nhà chính trị khác thì cho rằng Quốc hội là nơi làm việc theo thói quen của các Đại biểu quốc hội mà thôi.
Thực tế có một điểm mới có tính chất chính trị ảnh hưởng đến liên minh đa đảng của đảng cầm quyền: Đó là những người đối lập (thuộc đảng “Cú đấm” và đảng “Tự do”) đã kiên quyết chống việc bỏ phiếu theo kiểu cũ. Kiểu bỏ phiếu cho mình và bỏ phiếu hộ người khác tuy chưa được loại bỏ hoàn toàn nhưng đã hạn chế rất nhiều. Việc bỏ phiếu lại những vấn đề tranh cãi được tiến hành tốt hơn trước kia.
Tháng 4 năm 2013 xảy ra một sự kiện đáng chú ý đó là do bị phe đối lập bao vây không cho bỏ phiếu thông qua điều luật mà phía đa đảng cần. Vì thế phía đa đảng phải chuyển đến địa điểm khác để tự bỏ phiếu thông qua điều luật này. Phe đối lập đã kiện lại qua tòa nhưng không có kết quả. Dẫu sao sự kiện này cũng để lại tiếng vang lớn.
2. Vụ việc cũ thành mới
Vụ việc Đại biểu quốc hội Evgeni Serban bị ám sát ( từ những năm 90) là một vụ việc bị kéo dài và chưa có hồi kết. Đến năm 2013 giải quyết vụ việc này lại đi theo một hướng mới: Theo các dữ liệu có được của Viện kiểm sát tối cao từ năm 2011, ngày 18 tháng 1 năm 2013 cựu thủ tướng Timoshenko bị buộc tội là kẻ chủ mưu cho vụ ám sát này. Những người bảo vệ Timoshenko cho rằng đó là sự bịa đặt và trong suốt thời gian mùa đông, mùa thu của năm 2013 đã có rất nhiều cuộc hỏi cung các nhân chứng tại tòa nhưng cựu thủ tướng không 1 lần có mặt. Kết quả các cuộc hỏi cung này cũng rất trái ngược nhau và vụ việc ám sát Serban tạm dừng tại đây mà không hề đưa ra được kết quả gì.
3. Không có sự đặt hàng của kẻ phạm tội
Nhà báo Georgi Golgatze đã bị giết cách đây 13 năm. Đầu năm 2013 tòa án quận Pecherski đã có kết luận cuối cùng cho vụ án này và kết án tù chung thân cho kẻ phạm tội là cựu thiếu tướng công an Alekshey Pukat. Những người bảo vệ cho tướng Pukat không đồng ý với quyết định này vì cho rằng ông ta trong đầu không hề có ý định giết nhà báo mà phải có sự chỉ định của ai đó. Cả những người thuộc gia đình người bị hại cũng không đồng ý với quyết định của tòa án vì quyết định này không chỉ ra được kẻ ra lệnh giết nhà báo (kẻ đặt hàng). Ngay cả tướng Pukat tại tòa cũng kêu gọi hãy tìm hiểu nguyên nhân giết nhà báo bằng việc hỏi cựu Tổng thống Kuchma và cựu chủ tịch Quốc hội Litvin.
Cuối cùng tòa quyết định việc giết nhà báo là có chủ ý của tướng Pukat nhưng không có đơn của kẻ đặt hàng. Lúc bấy giờ phó viện trưởng viện kiểm sát tối cao là ông Rinat Kuzmin cho rằng cựu Tổng thống Kuchma có liên quan đến vụ việc này và viện kiểm sát tối cao có đủ bằng chứng, nhưng đến tháng 11 năm 2013 viện trưởng viện kiểm sát tôi cao, ông Pshonka tuyên bố cựu Tổng thống Kuchma đã được thẩm vấn với tư cách là nhân chứng và câu chuyện giết nhà báo dừng lại ở đây.
4. Mùa đông đáng nhớ
Tưởng rằng mùa đông 2012 -2013 sẽ trải qua bình thường, nhưng cho đến tháng 3 năm 2013 đã xảy ra một tai họa: lượng mưa tuyết khổng lồ bất ngờ đổ ụp xuống làm tê liệt tuyến đường Kiev – Chop và các thành phố miền tây. Sau đó ít ngày mưa tuyết đã làm tê liệt Kiev. Chính quyền thành phố Kiev đã đổ lỗi này cho các nhà dự báo thời tiết đã có những dự báo không chính xác và thành phố không đủ các phương tiện kỹ thuật để đấu tranh với thiên tai. Kết quả cuối cùng là một số cán bộ cấp cao của thành phố bị mất chức trừ Thị trưởng Popov lúc này đang ở nước ngoài.
5. Sự khoan hồng có chọn lọc của Tổng thống
Khi Kiev và Brusel tăng cường đàm thoại về tương lai của việc ký kết hiệp ước liên minh châu Âu, phía châu Âu thường xuyên nhắc nhở Kiev về khả năng thả các tù nhân chính trị. Phía chính quyền Ukraine thường xuyên có câu trả lời có tính chất truyền thống là chính quyền Ukraine không thể can thiệp vào công việc của tòa án. Vụ cựu thủ tướng Timoshenko là một ví dụ điển hình. Đối với số phận của cựu bộ trưởng bộ nội vụ Lushenko thì có khác: đầu tháng 4 – 2013 tòa án đặc biệt không thay đổi mức độ hình phạt cầm tù với ông. Nhưng sau đó ít hôm Tổng thống Ukraine đã ra lệnh khoan hồng, phương tây đã nhiệt liệt hoan nghênh hành động này.
6. Bạo loạn ở nông thôn
Đó là phản ứng của xã hội trong vụ hiếp dâm và âm mưu đốt xác nạn nhân tại một làng quê ở tỉnh Nhikolaiev. Người dân Ukraine ngày càng có phản ứng gay gắt và dữ dội đôi với các hiện tượng nhằm xóa dấu vết và rũ bỏ trách nhiệm trong các vụ án hình sự nặng. Lần này những kẻ gây án là những người thuộc lực lượng công an. Người dân đã tấn công đồn công an vì theo lời họ, họ đã quá mệt mỏi và đã quá sức chịu đựng sự bất chấp pháp luật của một số cảnh sát trong đồn. Cuối tháng 11 năm 2013 những kẻ phạm tội đã chịu án tù từ 5 đến 15 năm.
7. Xóa bỏ lệnh nhập ngũ?
Mùa thu năm 2013 đã trở nên đáng nhớ đối với các chàng trai trẻ và gia đình của họ. Ngày 14 tháng 10 năm 2013, Tổng thống Ukraine đã ký sắc lệnh ban bố lệnh nhập ngũ bắt buộc cuối cùng. Quân đội Ukraine sẽ được tuyển chọn dưới dạng ký kết hợp đồng tự nguyện. Giai đoạn chuyển giao từ năm 2013 -2017 (trong thời gian này quân đội Ukraine sẽ giảm từ 184 nghìn người xuống còn 115 nghìn người).
8. Quả bom chính trị nổ chậm?
Đó là điều bổ sung vào luật thuế sửa đổi. Sự bổ sung này sẽ có ảnh hưởng lớn tới bầu cử Tổng thống năm 2015. Cuối tháng 10 năm 2013, các Đại biểu Quốc hội đã thông qua điều bổ sung như sau: Những ai nhận được quyền định cư (thẻ định cư) ở nước ngoài thì người đó không được coi là đang sinh sống tại Ukraine và như vậy người đó sẽ không được tham gia ứng cử. Việc thông qua điều luật này sẽ cản trở Klichko là một trong những ứng cử viên sáng giá của phe đối lập trong việc chạy đua vào chức Tổng thống Ukraine vào năm 2015. Điều khoản mới bổ sung của luật thuế này chưa từng được áp dụng trong thực tế và lãnh đạo đảng "Cú đấm" Klichko không từ bỏ tham vọng tham gia tranh cử Tổng thống Ukraine vào năm 2015. Kết quả diễn biến như thế nào, thời gian sẽ trả lời.
9. Bầu cử kéo dài
Bầu cử Quốc hội khóa 7 đã được tiến hành năm 2012, nhưng ngay từ cuối năm 2012 đã xuất hiện những yêu cầu bầu cử bổ sung Đại biểu Quốc hội tại 5 vùng. Nhưng mãi tới năm 2013 các cuộc bầu cử này mới được tiến hành và phe đối lập chỉ chiếm được 1 trong 5 ghế. Hội đồng nhân dân thành phố Kiev đã kết thúc kỳ hạn tháng 6 năm 2013, nhưng Quốc hội vẫn chưa ra được quyết định bầu cử vào thời gian nào vì vậy Hội đồng nhân dân thành phố vẫn tiếp tục làm việc.
10. Bước ngoặt không đúng hướng
Hầu như trong suốt năm 2013 Ukraine đã chuẩn bị cho ký kết hiệp ước Liên minh châu Âu và được phía đối tác đánh giá là ở mức độ khá. Kiev đã thông qua nhiều điều luật và đã đứng vững trước sức ép từ phía Nga. Nhưng sự bền vững đó không được lâu và kết quả Hiệp ước liên minh với châu Âu xảy ra biến cố. Một tuần trước cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 21 tháng 11, chính phủ Ukraine tuyên bố ngừng việc chuẩn bị ký kết hiệp ước. Phía châu Âu thực sự bị bất ngờ với tuyên bố này, việc lý giải nguyên nhân là do phía Nga gây sức ép được chấp nhận. Nhưng sau một thời gian, lãnh đạo Ukraine giải thích rằng vấn đề nảy sinh không chỉ do phía Liên minh Hải quan mà còn do lúc này việc ký kết hợp tác với Liên minh châu Âu là không có lợi và sẽ đe dọa đến các ngành sản xuất trong nước. Từ đây không rõ tiến triển hiệp ước liên minh châu Âu sẽ ra sao mặc dù phương tây nói rằng cánh cửa vẫn luôn rộng mở với Ukraine, nhưng cũng cảnh báo rằng để trở lại vấn đề này là rất khó.
11. Lời chào anh em
Khi Kiev đẩy mạnh quá trình hội nhập châu Âu tới cuối hè 2013 thì xảy ra xung đột quan hệ thương mại với Nga, đó là chiến tranh kẹo Sôcôla, chiến tranh vận tải khi hàng ngàn xe chở hàng từ Ukraine bị gây khó khăn khi nhập cảnh vào Nga. Bức tranh lúc đó đã giải thích cho Kiev rằng sẽ sống ra sao khi không theo Nga ( Liên minh hải quan) và nhắc nhở Kiev phải nhanh chóng từ bỏ việc gia nhập liên minh châu Âu.
Sau khi Ukraine tạm ngừng việc chuẩn bị gia nhập châu Âu thì Moscow giảm giá gas, cho Ukraine vay 15 tỷ đô dưới dạng trái phiếu. Nhưng những tảng đá ngầm bên dưới hiệp ước Moscow – Kiev hiện vẫn là điều bí mật. Nga và Ukraine đã tuyên bố về mối quan chặt chẽ giữa hai nước và sẽ có những chỉnh sửa trong các mối quan hệ đối ngoại.
12. Phá bỏ tượng Lê nin
Những cuộc biểu tình tháng 12 năm 2013 để lại nhiều dấu ấn tại Ukraine và nhiều nước trên thế giới. Trong những cuộc biểu tình ôn hòa của phe đối lập đã xảy ra một sự kiện nổi bật là việc phá bỏ và đập nát tượng Lê nin thành những mảnh vụn, biến những mảnh vỡ thành vật lưu niệm. Những kẻ phá bỏ tượng Lê nin tự nhận thuộc đảng "Tự do". Một số người cho đây là hành động “man rợ”, một số người khác thì cho rằng đó là sự phục hồi tính công bằng lịch sử. Chính quyền lên án mạnh mẽ sự phá hoại này, đại đa số người dân Kiev cũng phản đối hành động này và cho đây là sự phá hoạt của những kẻ “quá khích”.
13. Chúng tôi đã quay trở lại
Chính sách đối ngoại chuyển hướng đột ngột nghiêng về phía Moscow làm cho một phần xã hội Ukraine không chấp nhận. Các cuộc kêu gọi biểu tình đã xảy ra ngay sau khi chính phủ tuyên bố quyết định ngừng chuẩn bị ký kết hiệp định Liên minh châu Âu. Lượng người biểu tình Evromaidan tăng một cách nhanh chóng vào ngày 24 tháng 11 tại thủ đô Kiev lên đến 100 nghìn người. Những ý kiến của người biểu tình không được chính quyền để ý đến. Mọi người cho rằng cuộc biểu tình sẽ nguội dần và giải tán vào những ngày cuối năm. Nhưng đêm ngày 30 tháng 11 lực lượng lính đặc nhiệm (Berkut) đã thô bạo dẹp những người biểu tình còn lại trên quảng trường. Chính “Ngày thứ 7 đẫm máu” là bước ngoặt cho các cuộc biểu tình, ngày hôm sau đã có hàng trăm nghìn người tham gia biểu tình, họ lập lên những rào chắn, chiếm tòa thị chính, đã xảy xung đột trước phủ Tổng thống, lật đổ tượng Lê nin và không ngừng tăng lượng người biểu tình. Sau một tuần, các cuộc đàm phán nhằm “hạ nhiệt” các cuộc biểu tình không có kết quả. Chính quyền bỏ qua các yêu cầu chính trị của người biểu tình, chậm trễ trong việc thực hiện việc giải phóng những người biểu tình bị bắt giữ, nhưng cách chức một số quan chức trong đó có thị trưởng Kiev Popov, trưởng công an Kiev, phó thư ký Ủy ban an ninh quốc gia và quốc phòng. Hiện chính quyền cho rằng đã có những dấu hiệu về việc dần dần thoát khỏi khủng hoảng chính trị tháng 12. Số người tham gia biểu tình đã giảm nhiều nhưng Evromaydan chưa có ý định giải tán. Năm mới 2014, Ukraine có thể sẽ rơi vào những làn sóng biểu tình lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng cam năm 2014. Rồi những cuộc biểu tình này sẽ kết thúc ra sao?
Theo podrobnosti.ua