Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, ví dụ Đức, để khôi phục nền kinh tế Đông Đức cần thời gian 20 năm và 2 ngàn tỷ tiền châu Âu ( vì lúc đó tiền châu Âu gồm các loại tiền khác nhau) . Để phục hồi cho nền kinh tế của Ái nhĩ lan cần tới 90 tỷ đôla. Hy lạp trong 4 năm cần tới 300 tỷ đôla. Hơn nữa các nước này không xảy ra chiến tranh, không bị tàn phá nhà cửa, nhà máy, các công trình cơ sở hạ tầng.
Khác với Pháp, Ý, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đức sử dụng sự giúp đỡ của Mỹ một cách thực dụng và thông minh ở chỗ là Đức không dùng số tiền hỗ trợ để ăn, hoặc bù thiếu hụt ngân sách, mà dùng lập ra các quỹ để phát triển đầu tư vào các ngành có tương lai.
Ở Ukraine có các ngành: Nông nghiệp, công nghiệp vũ trụ, ngành máy tính, luyện kim…Các nhà chuyên môn khuyên cần tìm các biện pháp hợp lý để khuyến khích các ngành này phát triển, phải tạo các nguyên tắc bình đẳng, minh bạch cho các nhà đầu tư. Lúc đó các nhà đầu tư sẽ đem dự án cùng với tiền để phát triển các ngành. Ví dụ như ở Đức đã nêu trên.
Hiện nay tại Ukraine, các nhà đầu tư không sợ chiến tranh bằng sợ hệ thống tham nhũng cũ vẫn còn tồn tại… Như vậy nhất thiết phải cải cách.
“ Hệ thống tham nhũng hôm nay – chưa hề thay đổi. Vì thế các nhà đầu tư không dám xuất tiền. Tại Grudia người ta đã dám xuất tiền vì sau Hội nghị những nhà tài trợ và sau chiến tranh ngắn, năm 2008 những nhà tài trợ đã giúp Grudia 4,5 tỷ đôla. Grudia đã chứng minh bằng thực tế rằng đất nước có những bước cụ thể chống tham nhũng”
Tại Ukraine thì sao? Năm ngoái Chính phủ Ukraine cố gắng dự định tổ chức Hội nghị những nhà tài trợ vào cuối năm ngoái, nhưng phải hoãn vô thời hạn. Và để thay thế vào đó là cùng với tổ chức công đoàn sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế tại Úc vào ngày 3/3 tới về các vấn đề Model hóa đất nước và thành lập các hãng tương ứng.
Theo podrovnosti.ua