Người Việt Odessa
Tin Ucraina-Nga

Tại sao Putin “Không dám đi tiếp”

Thứ tư, 18/02/2015 | 05:16
Ivan Yakovina, Phóng viên báo Thời mới, Nguyên cộng tác viên của Lenta- Ru online.

Quân đội Ukraina có khả năng kháng cự  thành công các đợt tấncông của quân khủng bố và gây cho chúng những tổn thất nặng nề.

Một trong những nỗi lo sợ chính của người dân Ukraina là sự mở rộng xâm lược của nước Nga tới các tỉnh mới của đất nước. Tuy nhiên để tiến hànhcuộc xâm lăng như thế thì Moscow hiện không đủ lực, không đủ cớ và không đủ khả năng.
Thời gian gần đây trong các cuộc tranh luận trên rất nhiều  diễn đàn khác nhau tôi thường xuyên thấy mọi người đưa ra một quan điểm chung: “có thể sẽ là tối ưu khi cắt mọi liên lạc với vùng Donbas bị tạm chiếm, cho phép họ tách ra độc lập, và rào chặt vùng giáp ranh. Nhưng, Putin sẽ không dừng lại ở đây, ông ta sẽ đi tiếp– tấn công Mariupol, Kharkov,Dnhepr, Kherxon .v.v.Bởi thế cần phải đàm phán, cần phải có những nhượng bộ nhất định và thậm chí còn phải cung cấp tài chính, lo an sinh cho các vùng bị chiếm đóng bằng ngân sách quốc gia.”

Nỗi lo ngại rằng “Putin không dừng lại” – hoàn toàn có cơ sở. Tất cả chúng ta không chỉ một lần được chứng kiến việc điện Kremli hạ quyết tâm, mở những cuộc tấn công trên nhiều hướng, thêm vào đó, nhiều cuộc tấn với sự tham gia của chủ lực chính quy của quân đội Nga. Vẫn còn sớm để nhận định là Ucraina đã nhận thất bại về mặt chiến lược (nếu cho vùng bị chiếm đóng bởi DNR và LNR tự kiểm soát ), thậm chí kể cả khi thủ đô Kiev bị ném bom.

Thêm vào đó, nỗi sợ hãi “về việc mở rộng vùng chiếm đóng” được gieo rắc và tuyên truyền rộng rãi bởi các  bộ máy truyền thông đồ sộ của Nga. Chính các bộ máy đó đã phát hành các tuyên bố của các thủ lĩnh phiến quân rằng DNR và LNR dự định sẽ “bảo vệ” tất cả những người nói Tiếng Nga hoặc là ít ra – toàn bộ lãnh thổ  Donesk và Lugansk.

Xét về mật độ và tần số của những thông tin đe dọa như vậy thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều người tin vào điều này, tin vào tương lai u tối của Ukraina. Tuy nhiên, ngay cả khi các đội hình của Zakharchenko và Plotnhitxki có tin vào điều này thì các kế hoạch của chúng cũng không thể thực hiện được. Quá trình nếu đưa vào hành động sẽ ngay lập tức gặp phải nhiều rào cản nghiêm trọng.

 Việc “Tự do bơi lội” của các vùng bị chiếm đóng ở Donbas sẽ không thể kéo dài lâu được. Chỉ ngay sau cái chết của Putin, các vùng này tất yếu sẽ quay trở về Ukraina.

 Rào cản thứ nhất - trong nội bộ nước Nga: Dù bộ máy tuyên truyền của Nga có cố gắng đến đâu đi chăng nữa thì cuộc chiến tranh cũng làm cho đại bộ phận dân Nga cảm thấy mệt mỏi. Họ sẽ rất vui mừng khi đón nhận tin tức là “Kiev” đã nhượng bộ DNR và LNR. Trong con mắt của người dân Nga đây đã là một thắng lợi lớn – “dân phát xít Ukraina đã chịu đầu hàng, hiện tại đồng bao ta đã được tự do!”. Việc tuyên truyền rằng chiến tranh sẽ tiếp tục đối với các vùng khác nữa ở Ukraina là điều không đơn giản.
Hiệu quả của các trận chiến tiếp sau thắng lợi  đã đạt được sẽ là tối thiểu.
Rào cản thứ hai – ngoại giao: Vladimir Putin đã phải rất cố gắng để các lãnh đạo phương tây chịu đối thoại trực tiếp với ông, bắt đầu thảo luận với ông về các vấn đề chiến tranh và hòa bình một cách bình đẳng  như  với một nguyên thủ thực thụ mang tầm cỡ quốc tế. Cuộc tấn công (giả định) vào một tỉnh như Kharkov tương đương với tuyên bố cắt đứt hoàn toàn mọi quan hệ với phương tây, đây là điều mà Putin không hề mong đợi. Ông vẫn còn hy vọng đến một lúc nào đó sẽ được ngồi cùng bàn với Barak Obama  để bàn luận về tương lai của Ukraina. Mở rộng chiến tranh ngoài vùng ATO (Vùng chiến sự chống khủng bố) sẽ biến tổng thống nga thành kẻ xâm lược thục thụ kiểu như Saddam Husein.

Từ rào cản thứ hai có thể suy ra rào cản thứ ba – đó là kinh tế đối ngoại. Các lệnh trừng phạt, với hy vọng sẽ được giảm nhẹ sau Hiệp ước Minsk, sẽ được tăng cường mạnh mẽ và nặng ký hơn nữa. Trong hoàn cảnh  hiện nay, khi mà tất cả các chuyên viên  kinh tế có uy tín  đang cố gắng tìm cách khắc phục sự xuống dốc của nền kinh tế Nga bằng nỗ lực gỡ bỏ các lệnh trừng phạt thì cái giá phải trả cho những hành động leo thang xâm lược như thế đối với nước Nga là không thể chấp nhận được.

Rào cản thứ tư cũng liên quan đến vấn đề cái giá phải trả, nhưng mà nó được hiển thị dưới hình thức khác một chút. Donesk và Lugansk cùng các diện tích  lân cận được coi là những lãnh thổ “dễ kiểm soát”. Ở đó chỉ có một thiểu số những người trung thành với Ukraina thống nhất, rất nhiều người trong số đó đã chạy khỏi các vùng này, một số khác không quan tâm đến thời cuộc. Còn đại đa số dân địa phương thì cảm thấy bình thường khi tiếp xúc với các đội quân ly khai và quân đội nga. Vì thế ở đó không nhất thiết phải áp đặt chế độ quân quản cùng với việc thiết lập các bộ máy theo dõi cảnh sát mật.  
Còn ở các vùng Kharkov, Đnhepr và Odessa thì tình hình không hề đơn giản như vậy – dân chúng ở các vùng này hiểu  rõ về người  “hàng xóm anh em”, không hề muốn sự “bảo vệ” của các phiến quân.  
Ở các vùng đó chắc chắn sẽ có những diễn biễn khác hẳn: sẽ bắt đầu các cuộc chiến tranh du kích, sẽ có nhiều cuộc biểu tình phản đối toàn dân và một loạt các hoạt động tương tự. Để dẹp được các nan đề này đòi hỏi phải huy động một bộ máy đàn áp khổng lồ và  để có thể giữ được trật tự  thì cũng cần phải huy động đến hàng trăm ngàn binh lính từ đội quân xâm lược - là điều không tưởng trong bối cảnh không có tiền, không có người và cũng không có ý định thành lập bộ máy đó như hiện nay.

Thứ năm. Và lại là cái giá phải trả. Thậm chí hiện tại, trong khi đang chiếm đóng một vùng không rộng lớn ở Donbas, chính quyền Nga đã vấp phải nan đề lớn – đó là không đủ tiền, thuốc men, lương thực và nhiều nhu yếu phẩm khác. Trong tất cả các cuộc đàm phán ở các cấp độ khác nhau Kremli đều nêu đòi hỏi đầu tiên “đó là cần phải khôi phục  các quan hệ kinh tế xã hội”, tức là cần phải khôi phục trả lương, hưu trí và các trợ cấp xã hội cho các vùng bị tạm chiếm từ ngân sách của nhà nước Ukraina. Nếu như diện tích do các phiến quân chiếm đóng tăng lên nhiều lần thì hy vọng nhận được trợ cấp xã hội từ Kiev sẽ rất mỏng manh và như thế thì tại đó sẽ xảy ra thảm họa nhân đạo và các vấn đề về xã hội. Lúc đó, mọi trách nhiệm gây ra thảm họakhông thể đổ cho Ukraina được vì tất cả đều rõ Ukraina đang ở tình trạng bị xâm lược và mất một phần lớn lãnh thổ do các cuộc tấn công của nước Nga.

Và cuối cùng - rào cản thứ sáu. Có lẽ cũng là rào cản chính. Các trận giao tranh ở sân bay Danhesk và Debalsevo đã cho thấy rằng ngay cả khi tập trung một lực lượng vượt trội về quân số, các phương tiện kỹ thuật, vũ khí và có được những điều kiện chiến thuật thuận lợi nhất, các phiến quân không dễ  dàng và nhanh chóng đánh chiếm các điểm chốt. Phe khủng bố vẫn thiếu nhiều kinh nghiệm, chiến thuật và thiếu những chỉ huy giỏi. Quân đội Ukraina hoàn toàn  có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công như vậy và đã gây cho phía đối phương chịu những tổn thất nặng nề. Nếu như trong thời gian hoãn binh này, Ucraina xây dựng được ranh giới hàng rào phòng thủ với các cứ điểm công sự, bãi mìn, các tọa độ pháo binh, các trạm chỉ huy tác chiến, đài quan sát, hệ thống liên lạc bền vững v..v. thì việc bành trướng và thọc sâu của phiến quân vào lãnh thổ Ukraina sẽ hoàn toàn không đơn giản.
Lại bàn một chút về yếu tố “Mở một hành lang thông với Krưm”. Có rất nhiều ý kiến cho rằng một chiến dịch như vậy đối với nước Nga dường như tương đối đơn giản và sẽ đem lại ưu thế kinh tế và quân sự - chiến lược rất lớn.
Thực tế, vấn đề không đơn giản như vậy. Thứ nhất, sáu rào cản ở trên không hề mất tác dụng trong trường hợp thành phố Mariupol và dọc bờ biển Azov bị tấn công. Kết quả của các chiến dịch “tạo hành lang” là cái giá phải trả có lẽ còn đắt hơn là xây dựng một cái cầu qua eo biển Kerchen để nối  Nga với Krưm bằng vàng ròng.
Thứ hai, có một chi tiết nhỏ, mà nhiều người không để ý đến – đó là tất cả các động năng chiến lược từ thời quân đội xô viết và sau này là quân đội Nga dựa vào hệ thống đường sắt. Thế mà dọc bờ biển Azov thì không có hệ thống đó. Vì thế đánh chiếm một hành lang hẹp để rồi  sẽ rất khó bảo vệ thì không có một ý nghĩa gì cả. Còn để có một hành lang nhằm thiết lập một tuyến đường sắt thì cần phải chiếm thêm ba tỉnh lớn của Ukraina. Tổng diện tích cần phải đánh chiếm sẽ lớn hơn nhiều so với diện tích bị chiếm đóng bởi DNR và LNR, trong điều kiện hiện nay thì  điều đó không thể thực hiện được.

Và cơ bản – chúng ta cần phải hiểu rằng, mục đích chiến lược của Kremli – đó không phải là chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ Ukraina mà là thiết lập một sự kiểm soát, kiềm chế đối với chính quyền Kiev thông qua một lãnh thổ nào đó kiểu như vùng Donbas, được công nhận “chế độ đặc biệt” . Vùng lãnh thổ đó sẽ hoàn toàn do Moscow kiểm soát về mặt chính trị. Diện tích của vùng lãnh thổ đó không đóng vai trò thực tiễn, thậm chí càng nhỏ gọn càng tốt. Nếu như Ukraina chính thức “buông” lãnh thổ này thì kế hoạch của Vlađimir Putin cũng sẽ tự phá sản. Việc dùng vũ lực để ăn cắp, để cướp hoặc cắt xẻo một vùng đất của một quốc gia khác, rồi sát nhập, bao cấp dưới họng súng của mình, do mình đọc điều kiện chứ không phải theo luật pháp của quốc gia đó – cũng là điều không tưởng.  
Ngoài ra cũng cần nhớ rằng tình trạng “tự do bơi lội” hiện nay ở các vùng bị tạm chiếm ở Donnbas không thể kéo dài lâu được. Chỉ ngay sau khi bị lật đổ/từ chức/cái chết của Putin,  các vùng này tất yếu sẽ quay trở về Ukraina. Bởi vì nước Nga không cần thiết có những “mẩu ruột thừa đó”, còn để mà tự do tự lực thì những vùng đó sẽ trở  thành những vùng chết.
 

P.S.

Sẽ có nhiều người khẳng định rằng trong tất cả các lập luận trên đây đều có tính logic nhưng còn vấn đề ở chỗ Putin đã từ lâu sống  cách ly với hiện thực, mà thời báo“Thời mới” không nêu ra.
Vì vậy có thể ông ta vẫn cứ liều lĩnh mở rộng chiến tranh, đẩy quân đội đánh chiếm từ Mariupol đến tất cả các hướng có thể. Quan điểm này cũng có cơ sở, bởi vì tổng tống nga Putin thường xuyên có những hành động bất thường.
Tuy nhiên vấn đề ở chỗ con người mà tự sống trong một thế giới ảo thì trước sau gì thì cũng phải đối mặt với hiện thực. Trong trường hợp này, hiện thực đó được thể hiện đối với tổng thống Nga như sau: Suy giảm uy tín, cách ly và trừng phạt quốc tế, sụp đổ nền kinh tế, hao tổn rất lớn ở chiến trường, các phong trào du kích, thảm họa nhân đạo và sự sợ hãi tại Donbas và ở nước Nga, sự thù địch của giới nhà giàu và kết cục – gậy ông lại đập lưng ông. Hơn nữa tất cả kết cục này có thể diễn biến trong vòng hai đến ba tháng.
Tóm lại, nếu như ngài tổng thống cố tình chạy trốn khỏi hiện thực thì hiện thực  sẽ bỏ rơi ngài thôi.

Nguyễn Hoàng Lân dịch