Hiện nay người ta nói nhiều về chuyện Ukraine thay vì cần vay từ bên ngoài các khoản vay mới để trả nợ cũ thì có thể từ chối trả nợ cũ, tức là tuyên bố phá sản? Như Nga đã làm điều này năm 1998, Achentina năm 2001 và năm 2014, Mexico năm 1994, Urugoai năm 2003, Bắc Triều tiên năm 1987. Nhưng kinh niệm ở các nước đó rất khác nhau để dựa vào đó đánh giá tình hình tại Ukraine.
1. Khái niệm về phá sản:
Ý nghĩa chung của thuật ngữ “ Phá sản” có thể dễ hiểu là không hoàn thành được trách nhiệm trả nợ. Các công ty, cá nhân, nhà nước đều có thể tuyên bố phá sản.
Về lý thuyết, đất nước có thể từ chối trả nợ, ít nhất là không trả nợ nước ngoài. Vì điều này cuộc sống trong nước không dừng lại, nhưng sẽ phải chuyển sang nguyên tắc là người chủ nhân thực sự. Bởi vì các phản ứng từ bên ngoài sẽ hết sức cứng rắn có thể dẫn tới đất nước bị cô lập hoàn toàn: Chấm dứt nhập khẩu và xuất khẩu, đóng băng tất cả các tài khoản còn lại tại các nhà băng, bị ngắt hệ thống thanh toán quốc tế, chấm dứt trao đổi cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán, bị bắt các tài sản ở nước ngoài.
Vì vậy trên thực tế tất cả các trường hợp phá sản nhà nước được giải quyết theo sơ đồ sau: Nhà nước công bố sẽ từ chối hoàn thành các trách nhiệm nào đó và trong điều kiện nào đó và yêu cầu tái cấu trúc nợ, xóa nợ một phần hoặc thay các trách nhiệm đó bằng các trách nhiệm khác. Các bên sẽ thỏa thuận về các khoản nợ theo kết quả mà hai bên đạt được nhượng bộ.
Vì thế, trong trường hợp phá sản nhà nước, theo nguyên tắc không như là phá sản như đối với các cá nhân và các công ty, mà người ta gọi là phá sản kỹ thuật, tức là bên vay không thể thực hiện được yêu cầu thỏa thuận hiện tại, nhưng sẽ thực hiện được trong tương lai.
2. Những đe dọa do nhà nước bị phá sản:
Các nước công bố phá sản sẽ phải chờ đợi một loạt các hậu quả phức tạp:
* Ngay mới chỉ khi có dấu hiệu khả năng phá sản, thì lập tức uy tín trên trường thế giới sẽ giảm sút và các nhà đầu tư sẽ rút vốn. Sauk hi công bố phá sản thì uy tín của đất nước sẽ xuống đáy và sẽ không có ai muốn cho vay, hoặc vay với sự đặt cọc lớn.
* Tỷ giá đồng nội tệ sụt giảm mạnh, kéo theo đó là sụt giảm nhập khẩu, thu nhập của người dân bị sụt giảm. Sản xuất bị ngưng trệ vì phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc. Nạn thất nghiệp sẽ gia tăng.
* Hệ thống ngân hàng sẽ bị thắt chặt. Các ngân hàng bị mất khả năng vay vốn nước ngoài, vì đồng nội tệ phá giá và nền kinh tế đi xuống nên khó đủ khả năng trả nợ vay. Một số nhà băng sẽ bị phá sản, một số nhà băng làm đóng băng tài khoản của người dân và các công ty. Các nhà băng rất khó thực hiện cho vay nợ đối với nền kinh tế hiện tại.
* Xuất hiện hiệu ứng “ Domino” tức là sau khi nhà nước phá sản, sẽ kéo theo các nhà băng phá sản và các công ty thị trường chứng khoán.
* Mất lòng tin với chính phủ ngay từ người dân của quốc gia phá sản và các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế khác. Tăng phức tạp hóa tình hình chính trị. Vì thế sau khi phá sản, chính quyền của nước đó thường bị thay đổi, thay đổi các thế lực lãnh đạo đất nước.
Nếu như xem xét liệt kê các nguy cơ kể trên, có thể dễ dàng thấy được tất cả những điều không tốt đẹp này hiện đang tồn tại tại Ukraine.
Tất nhiên sau khi phá sản thì tỷ giá Gr còn giảm mạnh hơn nữa, bởi vì hiện nay còn hy vọng vào khoản tiền được chuyển cho vay từ quỹ tiền tệ thế giới. Các nhà băng còn tiếp tục “ ốm hơn”. Kinh tế còn bị tiếp tục suy giảm hơn nữa, bởi lẽ chúng ta khó có thể dùng kinh tế tiết kiệm được đủ để phục vụ trả nợ nước ngoài và giữ được tình hình trong nước.
3. Những điều lợi của phá sản:
* Nói chung nhà nước xuất hiện khả năng có nhiều tiền hơn để giải quyết các vấn đề trong nước. Sauk hi phá sản việc vay nợ trở nên linh hoạt hơn và trong đàm phán có thể đạt được sự giảm nợ.
* Sauk hi hệ thống tài chính bị sụp đổ thì các lĩnh vực kinh tế trống rỗng sẽ bị xẹp lại và sẽ phát triển các ngành sản xuất thực tế, nhưng sự phát triển kinh tế sẽ diễn ra chậm vì thiếu vốn.
* Vì đồng nội tệ bị phá giá nên giá thành sản phẩm trong nước giảm, thuận lợi cho xuất khẩu. Nhưng tạo tiềm năng xuất khẩu – vấn đề không phải đơn giản.
* Vì không có các nguồn đầu tư từ bên ngoài và hạn chế nhập khẩu nên chính phủ phải quan tâm đến nguồn đầu tư và thị trường trong nước.
Tất cả các điểm trên chứng tỏ, phá sản – đó không phải là thảm họa và không làm đất nước bị cháy, mà tạo cơ hội cho đất nước tiến về phía trước. Nhưng cũng cần nhớ - cái giá phải trả cho cơ hội ấy – là rất đắt – hầu hết người dân của quốc gia đó và các công ty của quốc gia đó phải trả. Từ hậu quả của phá sản, chính quyền nhận được “ bàn đạp kích thích” có thể biến cơ hội đó thành thực tế. Nhưng để đạt được điều này cần có sự thay đổi.
Đối với chính quyền Ukraine hiện nay, sự kích thích bổ sung để cho cải cách dưới dạng phá sản là không cần thiết. Những sự kiện xảy ra trong nước đủ để cho điều đó và vẫn còn giữ lại các thách thức. Bắt buộc chính quyền biến lời nói thành cải cách chỉ có thể bằng sự đe dọa: Vấn đề an ninh cá nhân kéo theo làn sóng phản đối rộng khắp và sự chia cắt đất nước.
4. Chính quyền nghĩ gì về phá sản:
Ngày 24/12 Thứ trưởng bộ tài chính Ukraine Umanski tuyên bố, tái cấu trúc nợ bên ngoài không phải là câu chuyện đàm phán với những người cho vay. Ông cũng nêu rõ, hiện nay chưa có cơ sở pháp lý để xem xét lại các số liệu đã được IMF khẳng định.
Nhưng các nhà phân tích lại có ý kiến khác về các triển vọng. Một trong số đó là khi phân tích dự án ngân sách năm 2015 của chính phủ, thì người ta gọi thực tế đó là sự tuyên bố phá sản. Họ nói chính phủ vẽ ra con số thâm hụt làm hài lòng IMF ( quỹ tiền tệ quốc tế), thực tế thâm hụt ngân sách lớn hơn nhiều.
Một số người khác khẳng định, nợ nước ngoài hiện nay của Ukraine là 40 tỷ đô ( khoảng 33- 36% tổng sản phẩm quốc gia ), chưa tới mức nguy kịch và những người cho vay chưa có lý do để đòi trả nợ. Năm 2015 tình hình trả nợ nước ngoài có căng thẳng: 7 tháng đầu năm, mỗi tháng phải trả 500 triệu đôla. Tháng 9 và 10 phải trả 500 triệu đôla và 600 triệu euro vì trái phiếu chính phủ và có thể thực hiện được. Phức tạp hơn là phải trả 3 tỷ đôla nợ của Nga.
Cũng cần nhắc lại rằng, việc vay nợ nước ngoài chỉ có thể có khả năng khi chính quyền thực sự cải cách, nhưng không phải dưới dạng “ chiến lược -2020”, mà phải nhanh, hiện nay và tại đây.
Theo segodnya.ua