Người Việt Odessa
Tin trong nước

Vụ thầy giáo gặp nạn oan nghiệt: Chánh án xin lỗi gia đình bị hại

Chủ nhật, 15/12/2019 | 02:21
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với thầy giáo Hoàng Bá Dũng mà tòa án chậm gửi bản án, Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh nói lời xin lỗi gia đình bị hại trước các đại biểu trong kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh.

 

Trước đó, như Dân trí phản ánh, vào khoảng 23h45 ngày 21/5/2017, Đoàn Công Đức (SN 1962, trú phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh) điều khiển xe ô tô mang BKS 37A - 116.99 đi trên đường Quốc lộ 1A. Khi đến xóm Tân Phú, xã Thạch Trung, xe của Đức đâm thằng vào xe máy BKS 38M1-1380 do anh Hoàng Bá Dũng điều khiển.

Hậu quả, nạn nhân Dũng bị tỷ lệ tổn thương 100% cơ thể, chết não, sống cảnh đời thực vật.

Kết quả kiểm tra nồng độ cồn của cơ quan điều tra sau đó cho thấy, Đoàn Công Đức điều khiển xe trong tình trạng có sử dụng rượu bia, hơi thở có nồng độ cồn 0,897mg/lít khí thở.

Ngày 21/11/2018, TAND TP.Hà Tĩnh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Đoàn Công Đức 3 năm tù giam.

Ngoài ra, Đức phải bồi thường cho gia đình bị hại 807,2 triệu đồng; đồng thời phải trợ cấp chi phí chăm sóc 3.000.000/tháng kể từ ngày xét xử sơ thẩm đến khi nạn nhân hồi phục sức khỏe hoặc chết.

Đến phiên phúc thẩm, Đức được tòa án tỉnh xét xử giảm từ 3 năm tù giam xuống 2 năm tù giam.

Điều lạ là phiên tòa phúc thẩm, phía gia đình chị Thủy không được mời tham dự, cũng như không nhận được bản án của TAND tỉnh theo quy định.

Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, đại biểu Nguyễn Thị Nhuần đã yêu cầu Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh trả lời cụ thể về vụ việc này.

“Căn cứ nào để tòa phúc thẩm cho giảm án từ 3 năm xuống còn 2 năm và vì sao không thông báo cho người bị hại không tham dự phiên tòa?” - đại biểu Nguyễn Thị Nhuần chất vấn.

Trả lời vụ việc này, ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh án TAND tỉnh thừa nhận một số sơ suất.

“Trong vụ việc này, tôi thay mặt ngành tòa án gửi lời xin lỗi gia đình vì có sự sơ suất. Sau khi xử xong, thẩm phán chậm gửi bản án cho chị Thủy (vợ anh Dũng). Gửi bản án chậm thì thi hành án chậm”, ông Thắng nói tại phiên chất vấn.

Cũng theo ông Thắng, anh Đức phải bồi thường 800 triệu đồng, ngoài ra hằng tháng hỗ trợ thêm 3 triệu đồng cho gia đình anh Dũng.

Ông Nguyễn Văn Thắng cũng giải thích rằng, nếu Đức đi tù lâu thì việc thi hành án, phần nội dung về bồi thường dân sự cực kỳ khó khăn. Ở trong tù thì rất khó thực hiện nghĩa vụ bồi thường.

Hơn nữa, Đức có hoàn cảnh khó khăn, mẹ thương binh, gia đình chính sách. Đây là tình tiết mới, căn cứ vào đó, tòa quyết định giảm mức án từ 3 năm xuống còn 2 năm tù giam là khách quan, đúng người đúng tội.

Tỷ lệ án treo cao?

Ngoài ra, các đại biểu còn đặt vấn đề trong giải quyết án hình sự năm 2019, tỷ lệ cho hưởng án treo của TAND tỉnh Hà Tĩnh chiếm 28%, trong khi cả nước chỉ 18,2%.

“Nhiều vụ đánh bạc, tòa sơ thẩm xử tù giam, nhưng khi phúc thẩm thì cấp này chỉ căn cứ tình trạng giảm nhẹ để cho hưởng án treo, không xét đến yếu tố bản chất bị cáo có tình tiết tăng nặng như khởi xướng, cầm đầu vụ...”, đại biểu Nguyễn Huy Hùng chất vấn.

Hay có vụ án cấp sơ thẩm xác định là án trọng điểm, mang tính chất tuyên truyền giáo dục pháp luật nên phạt tù giam, nhưng khi phúc thẩm thì cho hưởng án treo.

Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh cho biết, năm 2019, trong số 73 vụ án hình sự phúc thẩm, có 56 bị cáo được cải sửa từ tù giam sang tù treo; một bị cáo được sửa từ tù giam sang cải tạo không giam giữ; hai bị cáo từ tù giam sang phạt tiền; 45 bị cáo được giảm nhẹ hình phạt tù.

"So với tổng án chia đều trong tỉnh, tỷ lệ án treo như vậy là đang trong quy định cho phép", ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, nhiều trường hợp khi xử phúc thẩm, các bị cáo đã khắc phục, bồi thường thiệt hại, địa phương có đơn xin giảm nhẹ hình phạt tù, gia đình có công với cách mạng... nên tòa căn cứ vào đó để xử án treo.

Hơn nữa, luật mới nhất cũng quy định trường hợp có hai tình tiết giảm nhẹ, tội ít nghiêm trọng thì nên có chính sách hình sự xem xét xử dưới khung

Ngoài ra, các đại biểu còn đặt vấn đề trong giải quyết án hình sự năm 2019, tỷ lệ cho hưởng án treo của TAND tỉnh Hà Tĩnh chiếm 28%, trong khi cả nước chỉ 18,2%.

“Nhiều vụ đánh bạc, tòa sơ thẩm xử tù giam, nhưng khi phúc thẩm thì cấp này chỉ căn cứ tình trạng giảm nhẹ để cho hưởng án treo, không xét đến yếu tố bản chất bị cáo có tình tiết tăng nặng như khởi xướng, cầm đầu vụ...”, đại biểu Nguyễn Huy Hùng chất vấn.

Hay có vụ án cấp sơ thẩm xác định là án trọng điểm, mang tính chất tuyên truyền giáo dục pháp luật nên phạt tù giam, nhưng khi phúc thẩm thì cho hưởng án treo.

Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh cho biết, năm 2019, trong số 73 vụ án hình sự phúc thẩm, có 56 bị cáo được cải sửa từ tù giam sang tù treo; một bị cáo được sửa từ tù giam sang cải tạo không giam giữ; hai bị cáo từ tù giam sang phạt tiền; 45 bị cáo được giảm nhẹ hình phạt tù.

"So với tổng án chia đều trong tỉnh, tỷ lệ án treo như vậy là đang trong quy định cho phép", ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, nhiều trường hợp khi xử phúc thẩm, các bị cáo đã khắc phục, bồi thường thiệt hại, địa phương có đơn xin giảm nhẹ hình phạt tù, gia đình có công với cách mạng... nên tòa căn cứ vào đó để xử án treo.

Hơn nữa, luật mới nhất cũng quy định trường hợp có hai tình tiết giảm nhẹ, tội ít nghiêm trọng thì nên có chính sách hình sự xem xét xử dưới khung

dantri.com.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN