Lễ khai ấn đền Trần tại Nam Định diễn ra tại Đền Trần, Chùa Tháp là di tích lịch sử, văn hóa ở làng Tức Mặc phường Lộc Vượng, TP Nam Định, nơi xưa là quê hương nhà Trần.
NGUỒN GỐC LỄ KHAI ẤN VÀ LỄ RƯỚC NƯỚC, TẾ CÁ TẠI ĐỀN TRẦN
Năm Nhâm Tuất (1262), vua Trần Thánh Tông về quê Tức Mặc để ban tiệc lớn. Thăng hương Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường, xây hành đô, cung điện nguy nga tráng lệ. Sau khi nhà Trần suy vong, đền đài cung điện thành phế tích.
Sau khi quân và dân đánh tan quân xâm lược nhà Minh, người dân nơi đây luôn tưởng nhớ tới công lao to lớn của vương triều Trần. Sự tri ân uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta được thể hiện qua việc dựng đền thờ phụng và mở hội để ghi lại những dấu ấn không thể phai mờ.
Lễ hội Đền Trần
Theo các nguồn tư liệu thu thập được, thì đền Trần lúc đầu gọi là nhà thờ Đại tôn. Đến năm Chính Hòa thứ 15 (1695), đền mới được dựng bằng gỗ lim. Năm Ất Dậu (1705) mới chính thức gọi là Trần Miếu (miếu nhà Trần), theo
lich am hàng năm triều Lê ban lễ quốc tế. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), Trần Miếu (tức đền Thiên Trường) được sửa lớn, khi đó đào được tấm bia đá có dòng chữ “Hưng Đạo thân vương Cố Trạch” (Nhà của Hưng Đạo vương ở Cố Trạch).
Từ đó dân dựng đền Cố Trạch để thờ Hưng Đạo Vương, thân phụ (Trần Liễu), thân mẫu (Đoan Túc) cùng phu nhân Trần Hưng Đạo (Thiên Thành công chúa).
Theo lịch sử ghi lại lễ khai ấn đầu tiên được bắt đầu vào thời đại nhà Trần vào khoảng thế khỉ thứ XIII, theo sử sách có ghi lại là vào những năm 1239. Đây chính là nghi lễ tế tổ tiên của dòng họ nhà Trần, tại Phủ Thiên Trường vua nhà Trân mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những vị quan có công với triều đình. Sau đó, đến những năm chống giặc Mông lễ hội bị gián đoạn, không được tổ chức. Đến năm 1269 mới được Trần Thánh Tông mở lễ lại.
Trong những năm kháng chiến chống Nguyên Mông nhà Trần thực hiện chính sách vườn không nhà trống nên rút toàn bộ quan tại kinh đô Thăng Long về Thiên Trường, nơi đây chính là một căn cứ địa vô cùng thuận lợi về vị thế địa lý tiến thoái như một. Trải qua bao phong ba lịch sử, ấn cũ của chiều đại nhà Trần đã bị thất lạc. Cho đến những năm 1822, vua Minh Mạng có ghé thăm Thiên Trường và cho khắc lại chiếc ấn. Ấn cũ khắc là "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc là "Trần triều điển cố" để nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương".
Vì nhà Trần xuất thân từ nghề chài lưới, nên mỗi người trong Trần tộc đều mang biệt danh một loài cá như: Trần Kinh (cá Triều đẩu - cá quả), Trần Lý (cá Long ngư - cá chép), Trần Cảnh (cá lành canh), Trần Thị Dung (cá ngừ)…
Từ đó lễ khai ấn Đền Trần được diễn ra thường niêm vào rằm thắng Giêng hàng năm lúc 11h đêm ngày 14 đến 1h sáng ngày 15. Đây cũng được coi là tín hiệu nhắc nhở kết thúc những ngày tết cổ truyền dân tộc để tiếp tục công cuộc lao động sản xuất.
Khi vào hội, các làng này phải rước kiệu về đền Thiên Trường tế các vua Trần. Các lão ông, lão bà mặc áo dài khăn xếp cùng dân làng tề tựu tại đền Cố Trạch làm lễ tế thánh rồi dự lễ khai ấn. Hòm ấn được đặt trang trọng trên bàn thờ. Trong hòm có 2 con dấu (ấn thờ) bằng gỗ. Trên mặt ấn nhỏ có khắc hai chữ “Trần Miếu”, còn trên mặt ấn lớn có dòng chữ “Trần triều tự điển” cùng hàng chữ nhỏ “tích phúc vô cương”.
Vào đúng giờ Tý, chủ tế làm lễ ở đền Cố Trạch, xin rước ấn lên kiệu sang đền Thiên Trường, dâng hương tế cáo trời đất tại bàn thờ Trung thiên, rồi rước ấn vào nội cung, đặt ấn tại ban công đồng làm lễ xin khai ấn.
Bồi tế trịnh trọng đặt tập giấy “điệp” lên trước chủ tế ngồi ở chiếu giữa, chiêng trống nổi lên. Chủ tế trịnh trọng đóng ấn mực đỏ vào tờ “giấy điệp”, cạnh dấu son trên tờ điệp phải đề rõ ngày, tháng, năm, viết sao cho đủ chữ để khi tính đến chữ cuối phải là chữ sinh (sinh, lão, bệnh, tử). Thí dụ: “Giáp Ngọ niên, chính nguyệt, thập ngũ nhật, thừa mệnh phụng khai ấn”. Người được tờ “điệp” đã được đóng ấn đưa về treo tại đền, phủ, từ đường, hay tại nhà, với hy vọng trừ được ma quỷ và mọi rủi ro, được may mắn trong công việc và đời sống trong năm, được mọi sự tốt lành như ý.
Sáng ngày 15 tháng Giêng, tổ chức rước nước. Trước khi đi, chủ tế vào lễ xin một nén hương ở bát hương tổ và 14 nén hương ở các bát hương Hoàng đế, cắm vào bát nhang công đồng trên kiệu bát cống. Đoàn phụ giá, trang nghiêm trong lễ phục cùng cờ biển uy nghi, phụng nghinh kiệu ra cổng đền, rồi dừng lại làm lễ tế trời đất. Đám rước tiếp tục ra bến sông Hồng trên bến Hữu Bị (cách đền khoảng 3 cây số).
Kiệu dừng lại, Ban tổ chức đưa chóe (bình) đựng nước xuống thuyền, thuyền có trang trí cờ hoa rực rỡ, gióng trống chèo ra giữa sông. Chủ tế múc nước trong vào bình, khi bình đầy nước thì đưa vào đặt lên kiệu, và lại theo đường cũ rước nước về đền. Nước trong bình được múc ra các bát để lên bàn thờ tiến hành tế nước. Tế xong, nước này ban cho con cháu họ Trần uống để không quên nguồn gốc tổ tiên.
Sáng ngày 16 tháng Giêng, có lệ tế cá tại đền Thiên Trường. Cá được đựng trong các thúng sơn đỏ có nước gồm cá quả (Triều đẩu), chép (Long ngư), ứng với Trần Kinh và Trần Lý là hai vị tổ họ Trần. Trước đây cá đựng trong 11 thúng sơn đỏ. Một đôi cá Triều đẩu nặng chừng 2kg, còn cá chép mỗi con nặng 2kg. Tế cá từ sáng sớm tới trưa, rồi rước cá thả ra sông Hồng. Bên ngoài tổ chức các trò chơi dân gian đông vui.
Lễ khai ấn, rước nước, tế cá ở đền Thiên Trường là một phong tục tốt đẹp đã trở thành ngày hội trong xuân mới của cả vùng, đang được phục dựng theo đúng lễ nghi cổ truyền của đất Thiên Trường văn hiến.
lichsuviet nam