Với mục tiêu tạo ra bộ mặt mới cho đô thị, một điểm đến ấn tượng cho du khách cũng như tạo không gian sống mới cho người dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành và chỉ đạo thực hiện đề án “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên - Huế thêm xanh- sạch- đẹp” từ đầu năm 2019.
Đến nay tất cả các huyện, thị xã, TP Huế đã triển khai, thực hiện đề án ngày Chủ nhật Xanh tại địa phương mình. Khí thế của phong trào đang lan tỏa mạnh mẽ trên toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, dần thay đổi nhận thức trong việc bảo vệ môi trường của mỗi người dân.
Trong đó, để lan tỏa các biện pháp giải quyết các vấn đề rác thải nhựa, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh gương mẫu đi đầu với việc vận động không sử dụng nước uống đóng chai sử dụng một lần tại công sở và khi tổ chức các hội nghị, hội thảo.
Từ sau văn bản này, trong tất cả các hoạt động như hội nghị, hội thảo của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đều chuyển từ chai nhựa sử dụng một lần sang sử dụng các bình nước thể tích lớn hoặc tự đun nấu, sử dụng các vật dụng chứa đựng sử dụng nhiều lần, vật liệu dễ phân hủy (sản phẩm sản xuất từ giấy); không sử dụng túi nilông, khăn lau sử dụng một lần…
Tại chợ Đông Ba, phong trào "Nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần" bắt đầu bằng việc Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ phát túi giấy cho tiểu thương ở chợ sử dụng. Thay vì sử dụng túi nilon, tiểu thương đã thực hiện việc gói, đựng hàng hóa bằng sản phẩm tự nhiên như lá chuối, lá vả, túi giấy.
Không chỉ ở chợ Đông Ba, việc làm này đã được một số doanh nghiệp, siêu thị tại Huế áp dụng và được người dân đồng tình cao. Đây là hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, dần loại bỏ việc sử dụng túi nilon khỏi thói quen mua sắm của người tiêu dùng…
Hưởng ứng phong trào "Nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần", Ban quản lý chợ Đông Ba đã đưa ra kế hoạch, tiểu thương ký cam kết thực hiện việc đựng hàng hóa bằng túi giấy tự hủy, thân thiện với môi trường, thay vì túi nilon như lâu nay.
Bà Nguyễn Thị Thanh Trà, Trưởng Ban quản lý chợ Đông Ba cho biết, hiện chợ có hơn 2.700 lô kinh doanh, cùng hàng trăm lô bạ nhỏ, lẻ khác. Vì vậy, chợ là nơi thải ra lượng rác thải, nhựa, túi nilon rất lớn mỗi ngày.
Bên cạnh hưởng ứng tích cực phong trào "Ngày Chủ nhật xanh", Ban quản lý chợ Đông Ba tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, như: Cuộc vận động xây dựng "Gian hàng văn minh thương mại"; mô hình 3 không: Không xả rác, không nói thách, không lấn chiếm; mô hình "Tiểu thương nói không với thực phẩm bẩn"; mô hình "Dãy ngành hàng không rác" và đặc biệt là “Nói không với túi nilon”.
Tại siêu thị Big C Huế đang loại trừ dần túi nilon ra khỏi kệ hàng mà sử dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối tươi, lá vả, lá sen. Tại siêu thị Co.opMart Huế, kể từ ngày 10/6/2019, túi nilon hay các sản phẩm bằng nhựa sử dụng một lần đã không còn xuất hiện. Các mặt hàng được bọc, đựng bằng túi giấy, thùng giấy, lá chuối tươi.
Hành động này đã được người dân ở thành phố Huế hưởng ứng và ủng hộ, mở ra một hướng đi kinh doanh "xanh", góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Từ nay, khi mua sắm các sản phẩm rau và nhiều loại hàng hóa khác tại siêu thị Big C và Co.opMart Huế, chợ Đông Ba, người tiêu dùng Huế đã có thể dễ dàng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, thông qua việc mua sắm chọn thực phẩm bọc lá chuối, lá sen, lá vả…, hạn chế tối đa sử dụng túi nilon.
Học sinh Trường Trung học Phổ thông Đặng Huy Trứ (thị xã Hương Trà) đã làm túi giấy thay thế túi nilon vào giờ sinh hoạt lớp dịp cuối tuần. Trên mỗi túi giấy, để tăng thêm tính thẩm mỹ, các em vẽ nhiều hình ảnh sinh động, dễ thương hay câu slogan nhóm, thông điệp bảo vệ môi trường…
Đoàn Thanh niên Trường Trung học Phổ thông Đặng Huy Trứ phối hợp với Đoàn Thanh niên các xã trên địa bàn túi giấy cho tiểu thương ở các chợ. Thông qua đó, các em tuyên truyền tới người bán và khách hàng về việc hạn chế sử dụng túi nilon để bảo vệ môi trường.
Nhiều địa phương cũng tổ chức các hoạt động "60 phút sạch nhà, đẹp ngõ", tổng dọn vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm và điểm "đen" về rác thải, thu hút đông đảo người dân tham gia. Các cơ quan, đơn vị, trường học và lực lượng vũ trang tích cực tham gia thu dọn rác thải, trồng hoa, tạo cảnh quan môi trường tại cơ quan, đơn vị và trên nhiều tuyến đường.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới; đứng thứ 4 châu Á về phát sinh nhiều chất thải nhựa, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Ước tính, mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra hơn 1 túi nilon/ngày. Rác thải nhựa, nilon nằm lại dưới đáy đại dương, sẽ tồn tại nhiều thế kỷ và đầu độc các loài sinh vật biển và môi trường sống.
Ý thức được túi nilon và nhiều tác nhân khác đang đe dọa nghiêm trọng môi trường sống, người dân và các doanh nghiệp trong tỉnh đã thay đổi thói quen và hưởng ứng việc các trung tâm thương mại, doanh nghiệp, siêu thị thay túi nilon bằng lá chuối tươi, túi làm từ bột ngô… Đây sẽ là tín hiệu tích cực và thể hiện nỗ lực hành động của cộng đồng nhằm giảm thiểu tác hại của túi nilon, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sống, vì lợi ích cộng đồng, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn và thân thiện với môi trường.../.
Với mục tiêu tạo ra bộ mặt mới cho đô thị, một điểm đến ấn tượng cho du khách cũng như tạo không gian sống mới cho người dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành và chỉ đạo thực hiện đề án “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên - Huế thêm xanh- sạch- đẹp” từ đầu năm 2019.
Đến nay tất cả các huyện, thị xã, TP Huế đã triển khai, thực hiện đề án ngày Chủ nhật Xanh tại địa phương mình. Khí thế của phong trào đang lan tỏa mạnh mẽ trên toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, dần thay đổi nhận thức trong việc bảo vệ môi trường của mỗi người dân.
Trong đó, để lan tỏa các biện pháp giải quyết các vấn đề rác thải nhựa, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh gương mẫu đi đầu với việc vận động không sử dụng nước uống đóng chai sử dụng một lần tại công sở và khi tổ chức các hội nghị, hội thảo.
Từ sau văn bản này, trong tất cả các hoạt động như hội nghị, hội thảo của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đều chuyển từ chai nhựa sử dụng một lần sang sử dụng các bình nước thể tích lớn hoặc tự đun nấu, sử dụng các vật dụng chứa đựng sử dụng nhiều lần, vật liệu dễ phân hủy (sản phẩm sản xuất từ giấy); không sử dụng túi nilông, khăn lau sử dụng một lần…
Tại chợ Đông Ba, phong trào "Nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần" bắt đầu bằng việc Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ phát túi giấy cho tiểu thương ở chợ sử dụng. Thay vì sử dụng túi nilon, tiểu thương đã thực hiện việc gói, đựng hàng hóa bằng sản phẩm tự nhiên như lá chuối, lá vả, túi giấy.
Không chỉ ở chợ Đông Ba, việc làm này đã được một số doanh nghiệp, siêu thị tại Huế áp dụng và được người dân đồng tình cao. Đây là hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, dần loại bỏ việc sử dụng túi nilon khỏi thói quen mua sắm của người tiêu dùng…
Hưởng ứng phong trào "Nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần", Ban quản lý chợ Đông Ba đã đưa ra kế hoạch, tiểu thương ký cam kết thực hiện việc đựng hàng hóa bằng túi giấy tự hủy, thân thiện với môi trường, thay vì túi nilon như lâu nay.
Bà Nguyễn Thị Thanh Trà, Trưởng Ban quản lý chợ Đông Ba cho biết, hiện chợ có hơn 2.700 lô kinh doanh, cùng hàng trăm lô bạ nhỏ, lẻ khác. Vì vậy, chợ là nơi thải ra lượng rác thải, nhựa, túi nilon rất lớn mỗi ngày.
Bên cạnh hưởng ứng tích cực phong trào "Ngày Chủ nhật xanh", Ban quản lý chợ Đông Ba tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, như: Cuộc vận động xây dựng "Gian hàng văn minh thương mại"; mô hình 3 không: Không xả rác, không nói thách, không lấn chiếm; mô hình "Tiểu thương nói không với thực phẩm bẩn"; mô hình "Dãy ngành hàng không rác" và đặc biệt là “Nói không với túi nilon”.
Tại siêu thị Big C Huế đang loại trừ dần túi nilon ra khỏi kệ hàng mà sử dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối tươi, lá vả, lá sen. Tại siêu thị Co.opMart Huế, kể từ ngày 10/6/2019, túi nilon hay các sản phẩm bằng nhựa sử dụng một lần đã không còn xuất hiện. Các mặt hàng được bọc, đựng bằng túi giấy, thùng giấy, lá chuối tươi.
Hành động này đã được người dân ở thành phố Huế hưởng ứng và ủng hộ, mở ra một hướng đi kinh doanh "xanh", góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Từ nay, khi mua sắm các sản phẩm rau và nhiều loại hàng hóa khác tại siêu thị Big C và Co.opMart Huế, chợ Đông Ba, người tiêu dùng Huế đã có thể dễ dàng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, thông qua việc mua sắm chọn thực phẩm bọc lá chuối, lá sen, lá vả…, hạn chế tối đa sử dụng túi nilon.
Học sinh Trường Trung học Phổ thông Đặng Huy Trứ (thị xã Hương Trà) đã làm túi giấy thay thế túi nilon vào giờ sinh hoạt lớp dịp cuối tuần. Trên mỗi túi giấy, để tăng thêm tính thẩm mỹ, các em vẽ nhiều hình ảnh sinh động, dễ thương hay câu slogan nhóm, thông điệp bảo vệ môi trường…
Đoàn Thanh niên Trường Trung học Phổ thông Đặng Huy Trứ phối hợp với Đoàn Thanh niên các xã trên địa bàn túi giấy cho tiểu thương ở các chợ. Thông qua đó, các em tuyên truyền tới người bán và khách hàng về việc hạn chế sử dụng túi nilon để bảo vệ môi trường.
Nhiều địa phương cũng tổ chức các hoạt động "60 phút sạch nhà, đẹp ngõ", tổng dọn vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm và điểm "đen" về rác thải, thu hút đông đảo người dân tham gia. Các cơ quan, đơn vị, trường học và lực lượng vũ trang tích cực tham gia thu dọn rác thải, trồng hoa, tạo cảnh quan môi trường tại cơ quan, đơn vị và trên nhiều tuyến đường.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới; đứng thứ 4 châu Á về phát sinh nhiều chất thải nhựa, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Ước tính, mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra hơn 1 túi nilon/ngày. Rác thải nhựa, nilon nằm lại dưới đáy đại dương, sẽ tồn tại nhiều thế kỷ và đầu độc các loài sinh vật biển và môi trường sống.
Ý thức được túi nilon và nhiều tác nhân khác đang đe dọa nghiêm trọng môi trường sống, người dân và các doanh nghiệp trong tỉnh đã thay đổi thói quen và hưởng ứng việc các trung tâm thương mại, doanh nghiệp, siêu thị thay túi nilon bằng lá chuối tươi, túi làm từ bột ngô… Đây sẽ là tín hiệu tích cực và thể hiện nỗ lực hành động của cộng đồng nhằm giảm thiểu tác hại của túi nilon, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sống, vì lợi ích cộng đồng, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn và thân thiện với môi trường.../.
baochinhphu.vn