Người Việt Odessa
Tin trong nước

Hà Nội tính thu phí tắc đường: Dân có sẵn lòng đổi tiền lấy thời gian?

Thứ hai, 28/08/2017 | 06:01
Theo PGS.TS Bùi Công Minh, việc thu phí ô tô tại điểm nóng ùn tắc là giải pháp đổi tiền bạc lấy thời gian mà nhiều nước đã làm nhưng áp dụng ở Hà Nội thì khó khả thi.

UBND TP.Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030”. Đây là đề án đã được HĐND TP thông qua trong kỳ họp thứ 4 hồi tháng Bảy vừa qua.

Bên cạnh mục tiêu dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030, được biết đề án còn tính đến giải pháp thu phí đối với ô tô lưu thông qua điểm nóng ùn tắc.

Hà Nội tính thu phí tắc đường: Dân có sẵn lòng đổi tiền lấy thời gian?

Từ năm 2030, Hà Nội chính thức cấm xe máy ở các quận nội thành.

Cụ thể: Hà Nội sẽ yêu cầu lắp đặt thiết bị trả phí tự động trên tất cả các ô tô, mỗi chủ phương tiện phải mở tài khoản để phục vụ công tác thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn TP... Trước thông tin này, không ít người dân bày tỏ sự băn khoăn, thắc mắc.

Để cung cấp cho bạn đọc góc nhìn đa chiều, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Bùi Công Minh, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị (trường ĐH Bách Khoa TP.HCM).

Đổi tiền bạc lấy thời gian

PVÔng nhận xét thế nào về giải pháp thu phí ô tô tại một số điểm nóng ùn tắc mà TP.Hà Nội đang tính đến?

PGS.TS Bùi Công Minh: Tôi cũng đã nghiên cứu và xem qua đề án trên và tôi thấy, giải pháp thu phí ô tô  tại điểm nóng ùn tắc trong TP là ý kiến khá hay. Tôi ủng hộ giải pháp này. Nếu thực hiện được, giải pháp này sẽ giảm bớt ùn tắc trong TP, bởi mỗi khi lưu thông vào các điểm phải trả tiền người ta sẽ suy tính. Việc thu phí như thế đã được nhiều thành phố lớn trên thế giới làm và rất thành công.

PVNhiều người dân không biết việc thu phí qua tài khoản sẽ được thực hiện như thế nào?

PGS.TS Bùi Công Minh: Theo tôi biết, để thu phí, TP.Hà Nội sẽ phải phân vùng giao thông. Ví dụ như: Vùng A từ đâu đến đâu… Sau đó, xây dựng các trạm nhận diện ô tô đi qua, có các thanh chắn tự động... Ô tô phải lắp các thiết bị tự động, lập tài khoản để trả tiền khi lưu thông vào các điểm nóng ùn tắc. Việc này cũng tương đối giống BRT, nhưng ở đây không có nhân viên thu phí mà tất cả đều tự động.

 

Hà Nội tính thu phí tắc đường: Dân có sẵn lòng đổi tiền lấy thời gian?

PGS.TS Bùi Công Minh.

PVỞ TP.Hà Nội, hầu hết đường nào cũng xảy ra ùn tắc, liệu việc thu phí này có thực sự là giải pháp tốt hay nguy cơ càng thêm ùn tắc, thưa ông?

PGS.TS Bùi Công Minh: Việc thu phí được ví như quy thời gian ra tiền. Ví dụ: Bình thường bạn đi xe từ nhà đến nơi làm việc mất khoảng 15 phút nhưng khi xảy ra tắc đường thì bạn phải đi mất 60 phút, vậy 45 phút chênh ở đâu?

Nếu 45 phút đó bạn quy đổi ra tiền và trả tiền ấy cho Nhà nước để phục vụ đầu tư hạ tầng giao thông, đổi lại bạn được đi đến nơi làm việc chỉ mất 15 phút và đặc biệt là nhiều người khác cũng hưởng lợi… Nếu thu phí ở một vùng nào đó thì khi bạn lưu thông qua chắc chắn phải cân nhắc, tính toán sao cho hợp lý, hạn chế được phần nào việc đi lại không cần thiết. Đây còn được gọi là giải pháp phí chồng phí. 

Dân khó chấp nhận

PVNhư ý kiến ông đưa ra thì việc thu phí rất tiện ích. Nhưng dư luận lo ngại có việc không quản lý được thì quay ra thu tiền?

PGS.TS Bùi Công Minh: Việc thu phí này cũng từng được TP.HCM tính đến, nhưng sau đó phải hoãn lại vì ở ta chưa có cơ sở pháp lý. Nếu áp dụng sẽ gặp sự phản ứng không đồng thuận của người dân.

Chúng ta thường quan niệm chỉ có đầu tư mới thì mới phải trả tiền như đầu tư BOT chẳng hạn… Nếu vẫn là những con đường cũ, bắt họ trả tiền thì đương nhiên sẽ bị phản đối. Tuy nhiên, tôi xin nói lại, việc thu phí được nhiều nước làm rất tốt còn ở ta đưa vào áp dụng thế nào là cả một vấn đề.

PVÔng thấy thế nào với đề án cấm xe máy tại các quận nội thành từ năm 2030 của TP.Hà Nội?

PGS.TS Bùi Công Minh: Tôi không ủng hộ việc cấm xe máy như tính toán của TP.Hà Nội, bởi chỉ nên cấm xe máy khi giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, ít nhất là 50-70%.

Tuy nhiên, hiện nay giao thông công cộng của Hà Nội là gì? Chủ yếu là xe buýt, Metro (đường sắt trên cao) thì chỉ có 1-2 tuyến vẫn đang làm. Trong khi đó, thời hạn chỉ còn vài năm mà việc xây dựng chậm tiến độ… Vậy nếu cấm xe máy, người dân đi bằng gì?

Tôi phân vân, TP.Hà Nội đang khiến người dân hiểu sai về giao thông công cộng khi quy taxi là giao thông công cộng. Nên nhớ taxi đi phải trả tiền theo km, nó là loại hình kinh doanh vận tải chứ không phải như xe buýt hay tàu đường sắt trên cao. Tôi cũng cho rằng đề án này không khả thi, khó thực hiện.

nguoiduatin.com.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN