Người Việt Odessa
Tin trong nước

Giãn dân để chống ô nhiễm

Thứ tư, 25/12/2019 | 05:34
“Để mật độ dân số đông trong khu vực nội đô sẽ kéo theo sự gia tăng của các phương tiện giao thông, rồi quá trình đầu tư, xây dựng công trình nhiều hơn, các sinh hoạt đời thường cũng tăng lên… Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí xảy ra là điều đương nhiên”, đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị thực hiện nghiêm Luật Thủ đô, giãn dân ra ngoại thành để chống ô nhiễm.

Chỉ vận động, tuyên truyền– khó hiệu quả

Liên tiếp trong nhiều ngày qua, tình trạng ô nhiễm ở các thành phố lớn, đặc biệt tại Hà Nội và TPHCM luôn ở mức báo động. Ông đánh giá thế nào về phản ứng của chính quyền địa phương trước thực trạng này?

Nguyên nhân và hệ quả của ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí đều đã được nêu ra, chúng ta đã biết. Vấn đề là phản ứng của địa phương và các bộ, ngành ra sao để đối phó với thực trạng này. Vừa qua, thành phố Hà Nội cũng như Bộ TN&MT đã có những động thái nhất định. Hà Nội đã tính đến phương án rửa đường trở lại, hay đề xuất cho học sinh nghỉ học vào những thời điểm ô nhiễm ở mức báo động.

Cùng đó, thành phố Hà Nội đưa ra giải pháp hạn chế, tiến tới cấm dùng than tổ ong, đốt rơm rạ trên đồng ruộng. Đây cũng là một phương án cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, Hà Nội cần làm quyết liệt hơn, kiểm tra rốt ráo hơn, thậm chí ban hành văn bản và đưa ra những chế tài cụ thể xử lý triệt để thực trạng này. Bởi nếu chỉ vận động, tuyên truyền không thôi thì không mang lại hiệu quả.

Giãn dân để chống ô nhiễm

Ông Trương Minh Hoàng

Tất nhiên việc dùng than tổ ong là do thói quen, do hoàn cảnh, hầu hết người dân đang sử dụng khó tìm được phương án thay thế. Hiện nhiều người đã dùng than nén thay thế để giảm bớt phát sinh khói bụi. Nhưng loại than thay thế này lại đắt hơn nên cũng gây khó khăn cho người dân. Trong thời điểm này, chính quyền địa phương và các bộ, ngành cần khảo sát thêm, kết hợp các cuộc hội thảo, tranh thủ lấy ý kiến giới chuyên gia về môi trường.

Theo ông về lâu dài, các thành phố lớn cần triển khai những giải pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả?

Bên cạnh các giải pháp trên, về lâu dài, Hà Nội và các thành phố lớn phải tăng cường kiểm tra gắt gao các phương tiện giao thông không đủ chuẩn, chất lượng. Muốn giảm thiểu ô nhiễm, cần thiết phải xử lý thật tốt vấn đề này. Tất nhiên, chỉ ở góc độ chính quyền địa phương thì không làm được, vì việc này liên quan đến thẩm quyền và được luật quy định. Muốn thu hồi phương tiện cần phải cấp có thẩm quyền cao hơn, nên phải có sự kết hợp thật tốt để giải quyết thực trạng này.

Cần kiểm tra, giám sát những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, thải chất độc hại ra môi trường. Đồng thời cần phải kiểm soát thật chặt chẽ các công trình xây dựng, nhất là vào mỗi dịp cuối năm. Từ khu vực tập kết vật tư nguyên liệu, đến việc che chắn phải yêu cầu các chủ công trình thực hiện nghiêm và đảm bảo. Những gì nằm trong tầm tay thì thành phố cần phải thực hiện trước tiên.

Đặc biệt, bằng cách này hay cách khác, Hà Nội phải thực hiện cương quyết cho bằng được Luật Thủ đô trong đó có vấn đề rất quan trọng là giãn dân ra ngoại thành. Cứ để mật độ dân số đông như vậy, kéo theo các phương tiện giao thông sẽ nhiều hơn, rồi quá trình đầu tư, xây dựng cũng nhiều hơn, các sinh hoạt đời thường cũng tăng lên…ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí xảy ra là điều đương nhiên.

Qua theo dõi tôi thấy hiện các cơ quan chức năng cũng tiến hành khảo sát, quan trắc về môi trường, không khí, nhưng việc này cần phải được làm thường xuyên hơn. Nếu chỉ khi xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng mới quan trắc, khảo sát thì không ổn. Cần có sự tích hợp trong khảo sát quan trắc, kịp thời đưa ra những thông báo, cảnh báo, khuyến cáo để người dân cập nhật tình hình, từ đó có phương án phòng tránh cho hiệu quả.

Cảm ơn ông.

cafef.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN