Người Việt Odessa
Tin trong nước

Đề xuất thống nhất giờ làm việc trên toàn quốc: Nên hay không?

Thứ năm, 02/05/2019 | 02:54
Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất thống nhất giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương, dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút. Tuy nhiên, đề xuất này đang vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.


Mới đây, tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất thống nhất giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương, dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút.

Theo đó, bộ LĐ-TB&XH cho biết, việc áp dụng giờ làm việc trong các cơ quan Nhà nước trên thực tế hiện nay đang còn một số tồn tại như: Không có sự thống nhất giữa giờ làm việc của các cơ quan Trung ương và địa phương (các cơ quan Trung ương bắt đầu làm việc lúc 8h. Trong khi đa số các địa phương bắt đầu từ 7h vào mùa hè hoặc 7h30 với mùa đông), trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng có sự khác nhau. Bên cạnh đó, chưa bảo đảm sự liên kết, kết nối giữa giờ làm việc của khối cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương và địa phương, chưa phù hợp xu thế chung của các nước phát triển.

Đề xuất thống nhất giờ làm việc trên toàn quốc: Nên hay không?

Đề xuất thống nhất giờ làm việc trên toàn quốc 8h30, giờ nghỉ trưa 1 tiếng gây tranh cãi.

Về vấn đề này, trao đổi với báo Người Đưa Tin, nguyên ĐBQH Bùi Thị An đã đưa ra những nhận định riêng.

Theo bà đề xuất thống nhất giờ làm việc của bộ LĐ-TB&XH có hợp lý hay không? Giờ làm việc như thế nào là phù hợp tại Việt Nam?

Về khung làm việc một ngày 8 tiếng thì luật đã quy định, vấn đề ở đây là bắt đầu làm việc lúc nào và kết thúc vào mấy giờ là điều đáng bàn. Tôi cho rằng cần phải có quy định chung về vấn đề này, tuy nhiên cần có quy định tương đối.

Thứ nhất, dựa vào thời tiết, khí hậu con người của từng nước. Các nước khác bắt đầu làm việc từ 9h nhưng riêng tại nước ta thì giờ bắt đầu làm việc của một ngày lại khác.  

Đề xuất thống nhất giờ làm việc trên toàn quốc: Nên hay không?

Nguyên ĐBQH Bùi Thị An cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ về thống nhất giờ làm việc và giờ nghỉ trưa.

Bộ LĐ-TB&XH đưa ra phương án như vậy theo tôi ý đồ của Bộ rất tốt, nhằm tách ùn tắc giao thông giữa giờ học sinh đi học và giờ mọi người đi làm. Nhưng, phải tuỳ theo điều kiện của từng địa phương.

Ví dụ ở Hà Nội vào mùa hè trời rất nóng mà bắt đầu vào lúc 8h30 thì rất khó. Vì thế, theo tôi cần nghiên cứu phương án thế nào cho phù hợp với khí hậu, thời tiết của từng địa phương, để làm thế nào vẫn tránh ùn tắc, tránh giờ cao điểm nhưng đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

Tôi cho rằng không nên quy định toàn bộ các nơi đều làm việc 8h hoặc 8h30, các địa phương có thể chọn một trong hai khung giờ này. Thậm chí, ngay trong một địa phương cũng có thể cho phép một số cơ quan bắt đầu từ 8h, một số cơ quan bắt đầu từ 8h30. Tất nhiên, đồng loạt thì dễ kiểm soát nhưng phải tuỳ vào các đặc thù. Tôi đặc biệt yêu cầu lưu tâm đến các vấn đề thời tiết, khí hậu.  

Hiện nay, theo quy định cán bộ công nhân viên chức làm hành chính có chế độ nghỉ trưa là từ 1-2 tiếng. Vậy, việc quy định giờ bắt đầu làm và kết thúc ảnh hưởng thế nào đến khung giờ nghỉ trưa?  

Việc quy định giờ bắt đầu làm việc cũng ảnh hưởng đến giờ nghỉ trưa. Nếu thời tiết mùa đông thì có thể nghỉ 1 tiếng, nhưng mùa hè thời tiết nắng nóng thì phải nghiên cứu lại. Bởi, quy định làm sao để người lao động có hiệu quả. Nếu không được nghỉ ngơi đủ thì sẽ không có năng suất lao động. Vì thế, tôi đề nghị quy định chung nhưng cũng cần có đặc thù riêng, đừng áp đặt một cách đồng loạt, đành rằng áp dụng đồng loạt thì dễ quản lý.

Để quy định thống nhất giờ làm, giờ nghỉ trưa theo bà ai là người cần đưa ra ý kiến?

Tôi cho rằng, ngay cả Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng nên bắt đầu làm từ 8h hay 8h30 cũng nên để cho các địa phương có ý kiến. Vì thường có nơi bắt đầu từ 7h30, mùa hè bắt đầu lúc 8h thì quá muộn. Nên tôi cũng đề nghị các địa phương có ý kiến xem phù hợp không. Với mục tiêu đảm bảo sức khoẻ, năng suất cho người lao động cho tỉnh táo… Nhưng, cần nghiên cứu kỹ chứ không nên quyết định rồi bắt đầu sửa không nên.

Xin cảm ơn bà!

 nguoiduatin.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN