Người Việt Odessa
Tin trong nước

Chủ động ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi

Thứ sáu, 14/09/2018 | 10:15
Sáng 14/9 tại trụ sở Bộ NN&PNT, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông, trong đó một trong các nội dung quan trọng là triển khai giải pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn điều hành hội nghị.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO), đại diện một số viện, trường, doanh nghiệp, hiệp hội liên quan. Lãnh đạo các địa phương tham dự hội nghị qua hình thức trực tuyến.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Virus này không tự lây lan, phát tán nhanh so với một số mầm bệnh khác như virus gây bệnh lở mồm long móng, tai xanh trên lợn, dịch tả lợn cổ điển.

Bệnh dịch lây lan chủ yếu do có yếu tố của con người tác động như việc vận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, virus bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao so với những bệnh khác.

Hiện chưa có vaccine điều trị dịch bệnh này; giải pháp phòng bệnh là chính, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh xâm nhiễm vào trong nước; tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học; khi phát hiện lợn mắc bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người.

Trên thế giới, năm 1921, bệnh dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya và sau đó đã trở thành dịch bệnh địa phương tại nhiều nước châu Phi.

Năm 1957, lần đầu tiên bệnh dịch tả lợn châu Phi được phát hiện và báo cáo tại châu Âu. Sau đó bệnh cũng đã được phát hiện tại một số nước châu Mỹ. Đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh địa phương ở nhiều nước trên thế giới.

Từ tháng cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các quốc gia tiếp giáp giữa châu Âu và châu Á (theo báo cáo về bệnh dịch tả lợn châu Phi, tổng số lợn bị bệnh là 228.311 con; số lợn chết vì bệnh là 20.633; tổng đàn lợn có nguy cơ nhiễm bệnh đã buộc phải tiêu hủy là 562.761).

Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và FAO, tính từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 10/9/2018, Trung Quốc báo cáo có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang). Tổng cộng đã có hơn 38.000 con lợn phải tiêu hủy.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Trung Quốc có chiều hướng lây lan dần về phía nam (đến các tỉnh gần với biên giới Việt Nam).

Theo kinh nghiệm quốc tế, khi chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh các nhân những người tham gia chăn nuôi; thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh.

Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh; tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn; tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phó dịch bệnh của các cơ quan chuyên môn thú y các cấp.

Trong trường hợp phát hiện, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh; khoanh vùng dịch, vùng đệm; cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy.

Đồng thời, thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất ngay khi phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nhận thức và thực hành chăn nuôi tốt; không cho lợn ăn các sản phẩm thức ăn thừa chưa qua xử lý chín bảo đảm thời gian và nhiệt độ tiêu diệt mầm bệnh.

Một số nước trong khu vực đã ban hành lệnh tạm dừng nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn từ các nước đang nhiễm dịch; đồng thời tổ chức kiểm soát chặt hành lý của khách du lịch tại sân bay, cửa khẩu, cảng biển…

Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, ngày 12/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1194/CĐ-TTg gửi các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Trước đó, ngày 30/8/2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành có liên quan về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, Cục Thú y đã phối hợp với FAO tổ chức tập huấn và cung cấp nguyên vật liệu chẩn đoán xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đến nay, tất cả 8 phòng thí nghiệm của Cục Thú y đã thực hiện tốt việc xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi, kết quả có được trong vòng 3 giờ kể từ khi nhận được mẫu. Hiện tại, các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y đã có đủ nguyên liệu xét nghiệm trên 2.000 mẫu.

Xuân Tuyến - baochinhphu.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN