Người Việt Odessa
Tin trong nước

Ai tiếp tay cho 7 cán bộ mua chứng chỉ giả với giá 12 - 15 triệu đồng?

Thứ tư, 20/02/2019 | 05:33
Làm việc với cơ quan chức năng, một số cán bộ thừa nhận mua chứng chỉ giả với giá từ 12 - 15 triệu đồng, thông qua một cán bộ và từng "xin" ý kiến của giám đốc Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.

Ngày 19-2, ông Đặng Đại Tình - Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) - cho biết UBND huyện đã chỉ đạo chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ 7 cán bộ thuộc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện sử dụng chứng chỉ giả để tham gia thi tuyển viên chức 2017-2018, cho cơ quan công an để điều tra, làm rõ vụ việc.

"Phía huyện đã xử lý rồi, đình chỉ toàn bộ số viên chức vi phạm. Về mặt Đảng, ai là đảng viên thì bị kiểm điểm. Đơn vị cũng chuyển toàn bộ hồ sơ qua công an, điều tra về bằng giả có thể mở rộng ra ngoài địa bàn. Phát hiện làm bằng giả hoặc tham gia đường dây làm bằng giả thì chờ cơ quan công an điều tra, xác minh cụ thể" - ông Tình khẳng định.

Ai tiếp tay cho 7 cán bộ mua chứng chỉ giả với giá 12 - 15 triệu đồng?

Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Lệ Thủy - nơi xảy ra vụ việc nghiêm trọng trên

Theo ông Tình, đối với trường hợp ông Đỗ Thanh Bình là cán bộ Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện và ông Lê Văn Quân - Giám đốc trung tâm này, bị phản ánh vì có "liên quan" đến vụ việc thì sau khi có kết luận của cơ quan điều tra, UBND huyện sẽ có căn cứ để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Cùng ngày, trao đổi với Báo Người Lao Động, thượng tá Trần Đức Tới - Trưởng Công an huyện Lệ Thủy, cho biết đơn vị đã nắm thông tin vụ việc một số cán bộ tại Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện có dấu hiệu sử dụng chứng chỉ giả để tham gia thi tuyển và đang tiến hành trưng cầu giám định để xem xét hành vi này. Khi có kết luận sẽ thông tin báo chí.

Như Báo Người Lao Động phản ánh, dư luận xôn xao việc nhiều viên chức thuộc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Lệ Thủy đã sử dụng chứng chỉ giả để gian lận trong kỳ thi tuyển viên chức năm 2017; 2018. Sau đó, thanh tra huyện này đã vào cuộc và kết luận có 7 trường hợp là nhân viên thuộc trung tâm sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình là giả mạo.

Các trường hợp khai nhận, họ mua chứng chỉ giả với giá 12 - 15 triệu đồng, thông qua ông Đỗ Thanh Bình, cán bộ thuộc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Lệ Thủy. Trước kỳ thi tuyển viên chức, các trường hợp đều hỏi và "xin" ý kiến ông Lê Văn Quân, Giám đốc trung tâm. Được biết, trước kỳ thi tuyển, các viên chức đều công tác tại UBND các xã trên địa bàn huyện Lệ Thủy. 

nld.vn

 


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN