Người Việt Odessa
Tin trong nước

Kiểm tra tài sản không có vùng cấm, kể cả ủy viên Bộ Chính trị

Thứ hai, 29/05/2017 | 05:32
 Trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng nay, bà Lê Thị Thủy, Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ cho biết, Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó bao gồm cả ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư.

"Sẽ không có vùng cấm, trong kiểm tra, giám sát tài sản của các cán bộ là ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban bí thư. Những ai nằm trong đối tượng là kiểm tra nhưng phải theo đúng 3 căn cứ mà quy định của Bộ Chính trị nêu", bà Thủy nhấn mạnh.

 

Kiểm tra tài sản không có vùng cấm, kể cả ủy viên Bộ Chính trị

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Lê Thị Thủy

Như bà nói, đối tượng cán bộ bị kiểm tra, giám sát tài sản bao gồm cả ủy viên Bộ Chính trị, nhưng lo ngại lâu nay trong quá trình thực hiện sẽ e ngại, né tránh đối với cán bộ cấp cao, nhất là những vị đương chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý?

 

Không phải vậy. Đây là quy định của Bộ Chính trị nên sẽ được triển khai thực hiện nghiêm túc. Các đối tượng thuộc diện kiểm tra thì không có vùng cấm.

Đây là việc của các cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ, tiến hành kiểm tra - UB Kiểm tra TƯ. UB sẽ kiểm tra theo đúng quy định của Đảng về quy trình kiểm tra, không có vùng cấm đồng nghĩa không có né tránh. 

Vướng mắc trong xử lý các án tham nhũng hiện nay chính là việc xác minh nguồn gốc tài sản tham nhũng. Quy định lần này liệu có giải quyết được vướng mắc này?

Quy trình nằm trong vụ án sẽ do các cơ quan tố tụng tiến hành, phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. 

Khi đưa ra xét xử các điều kiện đó đã đầy đủ, đảm bảo các vụ xét xử được khách quan, đúng quy trình

Vậy kế hoạch triển khai cụ thể quy định Bộ Chính trị thời gian tới ra sao?

Mọi việc đều do Thường trực UB Kiểm tra TƯ bàn bạc, quyết định. Do Thường trực Ub chưa họp nên hiện chưa có thông tin, kế hoạch cụ thể.

Quy định của Bộ Chính trị có đưa ra 3 căn cứ để tiến hành kiểm tra, giám sát tài sản. Vậy có cần đủ cả 3 căn cứ mới điều tra, giám sát hay chỉ cần có 1 căn cứ?

Không cần phải hội đủ cả 3 căn cứ, chỉ cần 1 căn cứ là đã có thể kiểm tra. Ví dụ, khi có kế hoạch, yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì sẽ kiểm tra; hoặc có đơn thư tố cáo thì kiểm tra; hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản… thì sẽ kiểm tra.

ĐB Nguyễn Thái Học, Trưởng Ban Nội Chính Tỉnh ủy Phú Yên:

Nhạy cảm nhưng quyết tâm là làm được

Khi Bộ Chính trị quyết định đối tượng kiểm tra giám sát, điều đó thể hiện quyết tâm của Đảng ta, không có loại trừ nào, chức vụ càng cao thì càng làm gương trước. 

Với người có chức vụ càng cao thì quá trình kiểm tra, giám sát có khó khăn, nhạy cảm nhưng quyết tâm thì chúng ta làm được. Đảng chúng ta có trong sạch vững mạnh hay không, Chính phủ có liêm chính, vì dân không thì phải bắt đầu từ việc cụ thể, gắn liền với bản thân của mỗi đồng chí lãnh đạo.

Lâu nay anh nói thế nào tôi chưa biết nhưng nghĩa vụ kê khai và công khai tài sản thì anh có trung thực không, có làm đúng như Đảng yêu cầu hay không, đây không chỉ là nghĩa vụ của cán bộ công chức nói chung mà thể hiện sự gương mẫu, nêu gương của đồng chí lãnh đạo.

Có thể nói có đồng chí lãnh đạo có nhiều tài sản, nhưng tài sản đó kê khai trung thực, nguồn tài sản có được hợp pháp thì phải tôn trọng, ghi nhận và khi công khai minh bạch thì nhân dân đồng tình.

Đồng chí lãnh đạo có nhiều tài sản nhưng kê khai trung thực, dân giám sát một cách khách quan công bằng thì đó là điều bình thường. Nếu như có nhiều tài sản mà kê khai không có gì, thể hiện không trung thực thì phải kiểm tra, giám sát để chỉ ra địa chỉ đó ở đâu và xem xét như thế nào.

 

vietnamnet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN