Người Việt Odessa
Tin trong nước

Cấm xe máy, nới lỏng ô tô: Nước nào cũng làm thế

Thứ sáu, 21/04/2017 | 23:49
Cấm xe máy, phải thực hiện thôi. Dân ta không còn nghèo nữa, đừng đem cái nghèo ra mà dọa nhau.

PGS.TS Phạm Xuân Mai (nguyên trưởng khoa Kỹ thuật Giao thông - ĐH Bách Khoa TPHCM) nói với Đất Việt.

Bàn về vấn đề Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TPHCM - Thực trạng và giải pháp. PGS.TS Phạm Xuân Mai thẳng thắn nói "cần phải loại bỏ xe máy ra khỏi hệ thống giao thông của thành phố".

Cấm xe máy, nới lỏng ô tô: Nước nào cũng làm thế
Tình trạng ùn tắc tồn tại từ nhiều năm nhưng chưa tìm ra được giải pháp. Ảnh minh họa

Ông Mai cho biết TP.HCM là địa phương có lượng xe máy cao nhất thế giới, trung bình có 910 xe máy/1.000 dân. Con số này ở Hà Nội là 653, ở Bangkok (Thái Lan) 265, ở Dehli (Ấn Độ) 175 và Jakarta (Indonesia) 160.

Hiện 98% gia đình ở TP.HCM có xe máy. Tổng số xe máy của TP khoảng 7,5 triệu xe, trung bình hàng năm tăng 400.000 - 500.000 xe.

Ông cho rằng, “xe máy là kẻ chiếm đất”, bởi quỹ mặt đường hiện nay của thành phố đạt khoảng 26 triệu m2 không đủ khả năng chứa 70 - 80% lượng xe máy hoạt động. Thực tế, lượng xe máy hoạt động chiếm 12 - 48 triệu m2 của thành phố.

Cụ thể hơn, ông Mai đưa ra tính toán: khi lưu thông thông, một người đi bộ chiếm 0,75m2/người; người đi xe đạp chiếm 6,7m2/người trong khi người đi xe máy chiếm đến 12m2/người.

“Xe máy gây ra kẹt xe theo kiểu “cuộn chỉ rối", dù CSGT có xuất hiện cũng gặp khó khăn bế tắc khi điều tiết, gỡ rối. Trong khi ôtô thì kẹt thành dòng, CSGT có thể xử lý được” - ông Mai nói thêm.

Theo ông Mai, xe máy cũng chính là thủ phạm gây tai nạn giao thông nhiều nhất.Số liệu thống kê cho thấy hàng năm tại TP.HCM tai nạn giao thông làm chết 700 - 800 người và hàng ngàn người bị thương. Tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu tại nội đô (65%) và chủ yếu do xe máy (71%).

Từ những lập luận trên, PGS.TS Phạm Xuân Mai  cho rằng, thành phố cần phải có giải pháp đột phá. Giải pháp đó chính là hạn chế dần xe máy và tiến tới cấm hoàn toàn.

Vị chuyên gia cũng bác bỏ thẳng quan điểm cho rằng cấm xe máy sẽ ảnh hưởng đến người nghèo.

Ông lập luận, Việt Nam giờ đã là nước thoát nghèo rồi, không thể đem cái nghèo ra dọa nhau mãi.

"Một số đối tượng nghèo thì cần có chính sách riêng cho họ. Không thể vì một tỷ lệ nhỏ người nghèo đó mà làm ảnh hưởng tới cả 50% dân số của thành phố", vị chuyên gia nói.

Về lo ngại, cấm xe máy thì ô tô sẽ tăng lên, nguy cơ gây tắc đường nghiêm trọng hơn. Ông Mai cho biết, điều này không đáng lo ngại.

"Thế giới vẫn làm như vậy. Tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng phương tiện công cộng và xe hơi", ông Mai kết luận.

Theo vị chuyen gia, đã đến lúc chúng ta đừng nói, đừng bàn nhiều nữa. Phải bắt tay vào thực hiện ngay. 

Tuy nhiên, nhiều người có quan điểm khác vị TS trên. Còn nhớ, trước đề xuất hạn chế và tiến tới cấm hoàn toàn xe máy tại Hà Nội theo lộ trình từ năm 2020-2050 được đưa ra vào tháng 9/2016, TS Huỳnh Thế Du Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cảnh báo "coi chừng lợi bất cập hại".

Theo vị tiến sĩ nói thẳng nguyên nhân ùn tắc của Hà Nội và TP.HCM là do lượng ô tô đang tăng quá nhanh. Vì vậy, đề xuất cấm xe máy sẽ là nhân tố kích thích nhu cầu sử dụng ô tô tăng nhanh hơn và nguy cơ ùn tắc càng nghiêm trọng hơn. 

"Theo báo cáo của Tp.Hà Nội hồi tháng 12/2015 cho thấy, mỗi tháng thành phố này có 6.000-8.000 ôtô và 18.000-22.000 xe máy đăng ký mới. Cứ tính một ôtô bằng 4 chiếc xe máy, vậy thì 8.000 ôtô là tương đương 32.000 xe máy. So sánh như thế để thấy nhu cầu sử dụng mặt đường của ôtô đang tăng cao hơn xe máy rất nhiều.

Do vậy, điều đáng lo ngại nhất của giao thông Hà Nội hiện tại chính là người ta chuyển từ xe máy sang đi ôtô", ông Du nói.

Theo Đất Việt


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN