Với người Quảng Bình, tiền mặt được cho là hợp lý nhất vào thời điểm này sau lũ. Ảnh: Hoàng Táo |
Nhiều trường học bị hư hại nặng nên cứu trợ sách vở, đồ dùng học tập rất cần thiết. Ảnh: Hoàng Táo |
Tác nghiệp trong đợt lũ vừa qua, nhà báo Dương Minh Phong cho rằng không nên dùng tiền mua mì tôm mà nên mua gạo. Mấy ngày nay bà con "ăn mì tôm đã sợ hơn sợ lũ rồi”. Ngoài ra, anh Phong gợi ý có thể cấp phát viên khử trùng để có nước sạch, giống gia súc, gia cầm, vật liệu xây dựng… Nhưng việc vận chuyển khó khăn do sau lũ đường sá hư hỏng, nên "hay nhất vẫn là quy ra tiền mặt".
"Người dân vùng lũ chi li, tính toán làm sao cho hiệu quả để chắc chắn rằng lũ lụt năm sau không gặp cảnh họa vô đơn chí nữa. Những gia đình vũng lũ họ không dám dùng đồng tiền ân nghĩa sai mục đích đâu”, anh Phong bộc bạch.
Theo ông Trần Quang Minh, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Bình, đến ngày 19/10 có khoảng 100 đoàn cứu trợ với số tiền gần 10 tỷ đồng đến với tỉnh. “Chúng tôi đang điều tiết để tất cả người dân vùng lũ đều nhận được quà cứu trợ của người dân cả nước. Đến nay, gạo đã cơ bản, nhưng vẫn thiếu thực phẩm”, ông Minh nói.
Ông Minh cảm ơn người dân cả nước hướng về vũng lũ Quảng Bình và cho biết bà con đang thiếu quần áo, chăn màn, học sinh thiếu sách vở, bút mực.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 13/10, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Nghệ An có mưa rất to. Tâm mưa là Quảng Bình, trong 24 giờ, tổng lượng mưa đo được tại trạm khí tượng Đồng Hới lên tới 747 mm - cao nhất trong lịch sử quan trắc ở tỉnh này. Mưa lớn kết hợp với nhiều thủy điện xả lũ khiến mực nước sông suối đồng loạt dâng cao, tràn vào làng xã, gây ngập nặng ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Từ chiều 15/10, mưa giảm dần, nước lũ bắt đầu rút. Thống kê đến chiều 17/10, có 35 người chết, 4 người mất tích do mưa lũ, trong đó riêng Quảng Bình có 21 người thiệt mạng. |
Theo vnexpress.net