Người Việt Odessa
Tin trong nước

Hà Nội muốn xin tăng xe công, Bộ Tài chính nói không thể vượt quá quy định

Thứ tư, 28/09/2016 | 02:39
Theo Cục trưởng Cục Quản lý Công sản Trần Đức Thắng, theo quy định mới, định mức xe công trang bị cho mỗi đơn vị sẽ giảm xuống chỉ còn 2 chiếc. Do đó, các đơn vị muốn xin tăng thêm cũng không thể vượt quá quy định.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Tài chính thực hiện thí điểm hình thức khoán xe công tại cuộc họp báo chuyên đề về dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước được Bộ Tài chính tổ chức vào chiều nay (27/9),  ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay Bộ Tài chính đã có báo cáo với Thủ tướng về việc sắp xếp xe công, sau khi các bộ ngành, địa phương rà soát xe ô tô theo Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ thì Cục Quản lý Công sản đã có báo cáo lên Bộ Tài chính về số lượng và tổng xe công cần phải sắp xếp. 

"Về số lượng cụ thể xe cần dùng, theo định mức khoán mới chỗ nào thừa, chỗ nào thiếu, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo gửi các Bộ, ngành và từng địa phương cụ thể về tổng số xe, định mức bao nhiêu, đang thừa hay thiếu, nếu thừa thì phải xử lý ra sao, để địa phương, đơn vị có kế hoạch sắp xếp, quản lý cụ thể cho đơn vị mình", ông Thắng nói.

Theo ông Trần Đức Thắng, trong một địa phương, có thể sẽ có đơn vị dư thừa và có đơn vị bị thiếu xe công. Trong trường hợp này, căn cứ vào số lượng xe thừa sẽ xử lý bằng cách, xe nào quá cũ thì đơn vị tự bán thanh lý theo quy định của pháp luật và nộp tiền vào ngân sách nhà nước (NSNN), đối với những xe còn sử dụng được thì điều về Bộ Tài chính để Bộ điều chuyển cho các đơn vị, bộ ngành địa phương còn thiếu xe, tránh tình trạng nơi thừa thì không sử dụng đến nhưng nơi thiếu lại phải mua mới gây bất hợp lý.

Hà Nội muốn xin tăng xe công, Bộ Tài chính nói không thể vượt quá quy định
Ảnh minh họa

Về số lượng cụ thể, tổng số xe của các Bộ ngành địa phương, chưa tính số xe của lực lượng quân đội và công an, hiện có khoảng trên 37.000 chiếc và sau khi sắp xếp, điều chỉnh thì ước tính sẽ thừa ra khoảng mấy nghìn chiếc. Số lượng xe thừa sẽ được xử lý đúng theo quy định của pháp luật, sẽ không có chuyện nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu.

"Tiêu chuẩn định mức đó, theo quan điểm của chúng tôi hiện phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan, đơn vị. Việc khoán là tất cả, còn tiêu chuẩn định mức chung nên dù là cấp huyện với nhau nhưng có đơn vị nhiều việc, cũng có đơn vị ít việc nên sẽ không có sự đồng đều, do đó trong  quá trình thực hiện, nếu thấy chưa phù hợp thì chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng để điều chỉnh", đại diện Bộ Tài chính tỏ rõ quan điểm.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị cho phép Hà Nội được tăng gấp đôi số lượng xe công so với quy định mới. Theo quy định mới thì mức trang bị xe công cho các cấp sở, ngành chỉ được tối đa là 2 xe thay vì 4 xe như trước đây. Tuy nhiên, UBND Hà Nội cho rằng, do Hà Nội có địa bàn rộng, khối lượng công việc lớn nên nếu mỗi sở, ngành chỉ có 2 xe công sẽ rất khó khăn.

Tại buổi họp báo, giải đáp về vấn đề này, ông Trần Đức Thắng cho hay: Theo quyết định 32/2015 của Thủ tướng, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trang bị tối đa 2 xe một đơn vị. "Quyết định của Thủ tướng đã quy định rõ, mỗi đơn vị chỉ như vậy. Theo quan điểm của Cục, tiêu chuẩn định mức ấy cơ bản phù hợp và khó có ngoại lệ", ông Thắng cho biết.

Theo ông Thắng, chủ trương khoán xe công đã quy định từ trước đây chứ không phải bây giờ mới thực hiện. Cụ thể, tại Quyết định 32/2015, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cơ chế khoán xe công. Theo đó, nếu các cá nhân trong diện có tiêu chuẩn xe công phục vụ nếu tự nguyện đăng ký sẽ được thực hiện khoán kinh phí sử dụng ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc. Do việc khoán xe công trước đây là theo hình thức tự nguyện mà không bắt buộc, cách khoán thực hiện đúng theo quy định của Thủ tướng.

Vì vậy, lần này, Bộ Tài chính sẽ tiên phong trong việc thực hiện khoán xe công đối với các đồng chí là cục trưởng. Việc Bộ Tài chính tiên phong trong thực hiện khoán xe công được nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ. 

Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, việc này cũng phải thực hiện thận trọng và phải thực hiện từng bước, trước mắt chỉ khoán đưa đón từ nhà đến nơi làm việc. Sau 1 thời gian sẽ phải đánh giá lại xem nếu có vấn đề bất cập thì phải điều chỉnh hợp lý hơn.

“Việc khoán xe công được thực hiện như thế nào là tùy người sử dụng. Cũng có đồng chí đi taxi, có đồng chí tự lái và có người nhà gần cơ quan thì đi bộ. Còn sau khi thực hiện khoán xong thì chiếc xe công đó được sử dụng như thế nào, hiện tại, Bộ Tài chính đã giao cho Văn phòng Bộ nghiên cứu phương án, giảm bớt xe chức danh đồng thời sắp xếp lại lực lượng lái xe cho phù hợp. Sau khi có phương án cụ thể thì Văn phòng sẽ có báo cáo với Bộ cụ thể từng phương án trong việc phân bổ, bố trí cán bộ lái xe cho phù hợp chuyên môn. Việc sắp xếp lại đội xe cũng sẽ thực hiện từ từ theo từng bước”, đại diện Bộ Tài chính nói thêm.

Theo Quyết định số 1997 của Bộ Tài chính vừa ban hành về việc áp dụng chế độ khoán kinh phí sử dụng xe công cho Thứ trưởng Bộ và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương) thuộc Bộ Tài chính, kinh phí hằng tháng để đưa đón các chức danh này từ nơi ở đến nơi làm việc được tính theo số km khoán và đơn giá theo các hãng taxi 4 chỗ phổ biến trên thị trường.

Và mỗi cá nhân được khoán kinh phí cho hai lượt đi và về trong ngày làm việc. Đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ôtô được điều chỉnh 12 tháng một lần, tính từ khi Bộ phê duyệt đơn giá khoán.

Báo cáo của Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho thấy, năm 2015 vẫn có hơn 600 xe công sắm mới. 

Tuy nhiên, theo thống kê từ các bộ ngành, địa phương thì hiện có khoảng 7.000 chiếc xe công dư thừa (nhiều hơn so với hạn mức quy định). 

Theo infonet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN