Người Việt Odessa
Tin thế giới

Mỹ rút khỏi UNESCO: Lựa chọn tiết kiệm và thân thiện?

Thứ bảy, 14/10/2017 | 00:33
Tiết kiệm khoản tiền hàng năm đổ vào UNESCO, Mỹ cũng vừa được lòng đồng minh Israel và Israel cũng ghi nhận thiện chí đó.

Chỉ vài giờ sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi UNESCO ngày 12/10, đồng minh Israel cũng tuyên bố họ sẽ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc để phản đối những "hành động thiên vị chống lại Israel".

Israel lập luận, UNESCO đã trở thành nơi chứa sự vô lý và "thay vì bảo vệ lịch sử, họ lại bóp méo nó".

Mỹ rút khỏi UNESCO: Lựa chọn tiết kiệm và thân thiện?

"Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao chuẩn bị cho sự rút lui của Israel khỏi tổ chức đó, cùng với Mỹ" - văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 12/10 cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman gọi sự rời khỏi UNESCO của Mỹ là "bước đi quan trọng, đúng đắn, có nguyên tắc và đạo đức của đồng minh vĩ đại". Ông cáo buộc UNESCO đã "đi sai đường".

Trong thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/10 đề cập tới việc chính thức rút khỏi UNESCO bởi tổ chức này đã công nhận tư cách thành viên đầy đủ cho Palestine. Washington tin rằng điều này cần phải đợi khi đạt được thỏa thuận hòa bình Trung Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert khẳng định: "Quyết định này đã được cân nhắc một cách nghiêm túc, phản ánh mối quan tâm của Mỹ về những khoản nợ quá hạn tại UNESCO, sự cần thiết phải cải tổ cơ bản trong tổ chức này, và sự thiên vị không ngừng rất bất lợi cho Israel".

Trong thông cáo của mình, Mỹ đã thể hiện rõ ràng quan điểm ủng hộ Israel trong nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung với Palestine.

UNESCO đã khiến Israel và chính quyền Trump tức giận bởi một loạt các quyết định, trong đó có việc xếp thành cổ Hebron ở phần khu Bờ Tây bị chiếm đóng vào danh sách di sản thế giới thuộc Palestine.

Hồi tháng 10, Israel ngừng hợp tác với UNESCO vì đã thông qua một dự thảo nghị quyết trên. Israel cho rằng, điều này đã phủ nhận mối liên hệ sâu xa của người Do Thái với thánh địa ở Jerusalem.

Mỹ từng cắt nguồn đóng góp lớn, chiếm tới 22% ngân sách UNESCO hồi năm 2011, nhằm phản đối quyết định công nhận tư cách thành viên đầy đủ cho Palestine.

Mỹ từng rút khỏi UNESCO dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và tái tham gia dưới thời George W. Bush.

Còn Luật pháp Mỹ từ những năm 1990 quy định Chính phủ Mỹ phải rút tiền tài trợ từ bất kỳ cơ quan nào của LHQ thừa nhận Palestine là thành viên, trước khi Palestine đồng ý ký kết một hiệp ước hòa bình với Israel.

Mỹ rút khỏi UNESCO: Lựa chọn tiết kiệm và thân thiện?

Ông Trump hồi tháng 12/2015 nói với AP rằng ông muốn "trung lập" trong vấn đề Palestine - Israel. Tuy nhiên, quan điểm của ông ngày càng trở nên ủng hộ Israel trong thời gian tranh cử và tới nay là Tổng thống Mỹ.

Động thái từ Israel cho thấy quyết định của ông Trump khi rút khỏi UNESCO đã tạo được ấn tượng rất tốt với đồng minh.

Việc Mỹ - quốc gia cấp tới 1/5 ngân quỹ của UNESCO rời khỏi tổ chức lại càng khiến cho quyết định trên trở nên cần thiết, đặc biệt là trong con mắt của một nhà kinh tế.

Trong bài phát biểu đầu tiên tại LHQ hôm 18/9 trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông Trump đã chỉ trích cơ quan này “quan liêu, quản lý kém” do đó cần được cải tổ.

Là một tổ chức của LHQ, UNESCO cũng được mang ra để lý giải cho việc hạn chế nguồn tài chính từ Mỹ bởi chứa rủi ro, lại không mang lại lợi ích gì cho nhà đầu tư.

Ông Trump còn từng nói, LHQ có tiềm năng nhưng hiện chỉ là một câu lạc bộ để mọi người "cùng có thời gian vui vẻ".

Ông cũng từng nói trước thời điểm nhậm chức trong một chủ đề phê phán tính hiệu quả trong hoạt động chi tiêu của LHQ và các tổ chức bên dưới rằng: "Về Liên Hợp Quốc, mọi thứ sẽ khác đi từ sau ngày 20/1".

Với sự ra đi khỏi tổ chức này vào ngày cuối cùng của năm 2018, Mỹ đã mang tới một câu trả lời rõ ràng nhất trong việc loại bỏ chủ nghĩa đa phương, đồng thời đẩy lên tối đa quan điểm "Nước Mỹ trên hết".

Mỹ rút khỏi UNESCO: Lựa chọn tiết kiệm và thân thiện?

Đại diện thường trực của Nga tại Châu Âu - Vladimir Chizhov cho rằng, uy tín của UNESCO sẽ không bị ảnh hưởng dù Mỹ ra đi hay ở lại tổ chức.

"Tôi đoán tôi thuộc về thiểu số, mà không phải là rất sốc trước quyết định này, bởi vì nó, nói chung là phù hợp với chính sách hiện nay của chính quyền ông Trump" - ông Chizhov nói.

Đại diện Nga tại EU cho rằng, tất nhiên nguồn tiền đổ vào UNESCO sẽ bị ảnh hưởng nhưng uy tín của tổ chức thì thậm chí còn được củng cố hơn khi giảm bớt được sự phụ thuộc của đồng tiền từ Mỹ.

Theo Baodatviet.


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN