Người Việt Odessa
Tin thế giới

Financial Times: Tương lai hậu Covid-19 của chúng ta sẽ được xác định bởi 5 sức mạnh

Thứ năm, 17/12/2020 | 01:23
Đến trước năm 2025 tất cả chúng ta đành phải sống trong kỷ nguyên chấn động và những thử thách không thể khắc phục. Những thử thách này có khả năng kéo dài sau 2025.

Đại dịch Covid-19 đẩy thế giới chuyển nhanh hơn vào tương lai. 5 sức mạnh cơ bản đã xuất hiện trước Covid-19, nhưng đại dịch corona virus đã thúc đẩy chúng nhanh hơn. Chính vì vậy 5 sức mạnh này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống trên toàn thế giới cho đến năm 2025, thậm chí thời gian sau đó nữa.

Trên đây là bài viết được đăng trên tạp chí Financial Times, liệt kê 5 sức mạnh xác định tương lai của chúng ta sau đại dịch Covid-19:
1. Sức mạnh thứ nhất - công nghệ: làm thay đổi cuộc sống con người và nền kinh tế. Bây giờ dễ tiếp cận, kết nối hệ thống liên lạc rộng rãi như Zoom và các chương trình tương tự, bảo đảm cho các cuộc hội họp trực tuyến video, cho phép rất nhiều người có thể làm việc tại nhà.
Có thể đến năm 2025, số lượng người chuyển sang làm việc từ văn phòng về nhà sẽ thay đổi, nhưng một phần trong đó vẫn sẽ làm việc như vậy. Nhiều người được phép và có thể làm việc bên ngoài văn phòng. Sẽ không tránh khỏi những người được thuê làm việc cho nước ngoài sẽ bị giảm lương. Kết cục là, xuất hiện yếu tố được gọi là "di cư ảo".

2. Sức mạnh thứ hai xác định tương lai của chúng ta - đó là sự bất bình đẳng: Nhiều người được hưởng lương cao có thể làm việc tại nhà, nhưng phần đông trong số họ - thì không được như vậy. Tại các nước phương Tây, những người thuộc dân tộc thiểu số cảm thấy mình bị những ảnh hưởng tiêu cực. Ngược lại, "những ông lớn" đã lớn, lại càng thành công và phát triển hơn.
Sự bất bình đẳng bùng phát do đại dịch Covid-19 có lẽ sẽ không giảm cho đến năm 2025. Sức mạnh tạo ra nó quá mạnh. Điều này có nghĩa là, các nhà chính trị dân tuý sẽ xác định cuộc sống chính trị của các nước cho đến năm 2025.

3.Sức mạnh thứ 3 - đó là nợ: Trong vòng 4 thập kỷ qua, nợ ở khắp nơi. Mỗi lần lĩnh vực tư nhân bị mất khả năng vay tiền, chính phủ phản ứng rất yếu ớt. Điều này xảy ra như thời gian khủng hoảng tài chính những năm 2008-2009 và đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 bắt buộc các lĩnh vực tư nhân và nhà nước cần khoản vay lớn hơn. Theo đánh giá của Viện tài chính quốc tế, khoản nợ toàn cầu ở mức 321% GDP năm 2019, vượt ngưỡng 362% GDP cuối năm 2020. Mức nợ tăng đột ngột và lớn như vậy chưa từng xảy ra trong thời bình.

4. Yếu tố thứ 4 - Phi toàn cầu hoá: Trong tương lai, sự trao đổi quốc tế sẽ không chết, nhưng có lẽ nó sẽ trở nên cục bộ hơn và "ảo hơn". Sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu, thương mại sẽ chấm dứt phát triển nhanh hơn là GDP của Thế giới như các thập kỷ trước. Thay vào đó, thương mại sẽ phát triển bằng nhịp độ phát triển của GDP. Nguyên nhân gây chậm phát triển thương mại là do chế độ bảo hộ mậu dịch được củng cố và không có tự do thương mại toàn cầu. Ví dụ như hiện nay người ta muốn chuyển dây chuyển cung cấp ra khỏi Trung quốc.
Khủng hoảng sẽ làm tăng cường các vùng, ví dụ châu Á. Vừa qua các nước này ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện, liên kết 10 nước Đông nam châu Á với Úc, Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc và New Zelan.

5. Sức mạnh thứ 5 xác định tương lai của chúng ta: đó là các cuộc khủng hoảng chính trị.
Một trong những thước đo - đó là giảm lòng tin vào chế độ tự do dân chủ, tăng chủ nghĩa chuyên chế tại nhiều nước và việc thiết lập chính quyền chuyên quyền quan liêu tại Trung quốc. Tại các nước phương Tây , đặc biệt là Mỹ- tăng chủ nghĩa dân tuý. Cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ và Baiden giành thắng lợi, trở thành sự thất bại của chủ nghĩa dân tuý, nhưng Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donal Trum giành được số phiếu ủng hộ rất lớn. Điều này chứng tỏ chủ nghĩa dân tuý không biến mất.
Nhưng có lẽ sự gia tăng căng thẳng giữa Trung quốc và Mỹ có thể là một trong những thay đổi lớn nhất về địa chính trị . Nhiều nước đành phải chọn, sẽ đứng về bên nào. Covid-19 làm tăng nhanh quá trình này. Trum buộc tội Trung quốc gây ra đại dịch Covid-19. Và thậm chí cho đến khi nào đó đại dịch kết thúc, thì vẫn còn nhiều người Mỹ vẫn giữ quan điểm này.

Tính đến các yếu tố kể trên, Thế giới sẽ như thế nào năm 2025? Nếu may mắn, nền kinh tế sẽ khắc phục được hậu quả của đại dịch, nhưng phần đông các nước sẽ trở nên nghèo hơn khi chưa có đại dịch Covid-19. Nhưng có lẽ thử thách lớn nhất sẽ là đòi hỏi hợp tác toàn cầu, đơn giản sẽ không tồn tại . Giữ nhịp điệu phát triển kinh tế thế giới, giữ hoà bình và điều hành nguồn tài nguyên của thế giới luôn là công việc khó khăn và nặng nề, nhưng trong thời kỳ của chủ nghĩa dân tuý và khủng hoảng giữa các nước lớn, nhiệm vụ này càng trở nên nặng nề hơn.

Tất cả chúng ta sẽ phải trải qua kỷ nguyên chấn động này. Đại dịch không tạo ra các chấn động đó, mà chỉ nhấn mạnh chúng. Thất bại của Trum trong bầu cử vừa qua tạo cho Thế giới khả năng thở. Nhưng những thử thách quá lớn. Và cho đến năm 2025 đa số những thử thách đó vẫn còn được giữ lại, thậm chí một số trở nên tồi tệ hơn.

Theo unian


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN