Người Việt Odessa
Tin thế giới

NATO có thật lòng với Tổng thống Donald Trump?

Thứ năm, 18/05/2017 | 05:12
NATO tỏ rõ ẩn ý khi quy định mỗi diễn giả tại hội nghị thượng đỉnh chỉ phát biểu từ 2-4 phút vì lo ông Trump không thể nghe lâu hơn.

NATO bối rối trước Donald Trump

Cuộc họp thượng đỉnh của 28 quốc gia thành viên Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ diễn ra tại thủ đô Brussels (Bỉ) vào ngày 25/5 tới.

Nhà Trắng cũng lên tiếng xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tham dự Hội nghị này.

“Tổng thống mong sớm gặp các đối tác NATO để khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với NATO, thảo luận mọi vấn đề quan trọng với liên minh, đặc biệt là chia sẻ trách nhiệm và vai trò của NATO trong cuộc chiến chống khủng bố”, thông báo của Nhà Trắng ngày 21/3 nêu rõ.

NATO có thật lòng với Tổng thống Donald Trump?
NATO quy định giới hạn thời gian cho mỗi diễn giả chỉ 2-4 phút vì lo ông Tổng thống Trump không thể lắng nghe lâu hơn.
 

Tuy nhiên một thông tin vừa được tiết lộ trên tạp chí Foreign Policy (chính sách đối ngoại) của Mỹ khiến nhiều người bất ngờ.

Nguồn tin của tạp chí cho hay, những người trong ban tổ chức sự kiện trên được cho là đã đặt ra quy định giới hạn thời gian phát biểu cho mỗi diễn giả chỉ từ 2-4 phút nhằm duy trì được sự chú tâm cần thiết của Tổng thống Donald Trump.

Theo nhận định của Foreign Policy, có vẻ như NATO đang tỏ ra bối rối, không biết cư xử như thế nào đối với ông chủ Nhà Trắng

“Thật buồn cười vì cách họ lo chuẩn bị để hành xử với ông ấy”, nguồn tin của Foreign Policy tiết lộ.

Chia sẻ với tờ tạp chí này, ông Jorge Benitez, một chuyên gia về NATO của tổ chức nghiên cứu Atlantic Council khẳng định, ngay cả một cuộc họp thượng đỉnh NATO ngắn gọn vẫn là một sự kiện quá cứng nhắc, quá trang trọng và quá nặng nề về chính sách đối với ông Trump.

“Ông Trump sẽ không thích điều đó”, vị chuyên gia về NATO khẳng định.

NATO nói kháy Donald Trump?

Thông tin trên tạp chí Foreign Policy được nhiều chuyên gia nhận định là cách hành xử có phần lạ lùng của các thành viên NATO.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách để NATO núi kéo và tỏ thiện chí đối với ông Trump khi thời gian qua ông này đang có nhiều động thái bình thường hóa quan hệ với Nga cũng như tỏ vẻ lạnh nhạt với khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Thực tế, từ lúc lên nắm quyền đến nay, Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan điểm NATO hoạt động thiếu hiệu quả hay mô hình của tổ chức này quá cũ kỹ trong thời kỳ mới, thậm chí cảnh báo có thể sẽ rút khỏi NATO nếu khối quân sự này không thay đổi.

“Họ đã chỉ trích tôi rất nhiều, khi tôi cho rằng mô hình của NATO cũ kỹ. Song rõ ràng, nếu thực sự thích ứng được với hoàn cảnh, họ đã giải quyết được khủng bố. Bất chấp mọi chỉ trích, giờ thì mọi người phải đồng ý rằng tôi đúng”, ông Trump khẳng định trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Anh hồi cuối tháng 1 năm nay.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, đây là cách NATO muốn nói kháy Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Bởi lẽ, thời gian qua nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng chỉ trích thái độ nôn nóng, thiếu kiên nhẫn của ông Donald Trump.

NATO có thật lòng với Tổng thống Donald Trump?
NATO thật lòng hay đá xoáy Tổng thống Donald Trump?

Cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande hồi tháng 1/2017 đã phản ứng gay gắt trước các bình luận của ông Trump về EU.

“Châu Âu sẵn sàng tiếp tục các chương trình hợp tác xuyên Đại Tây Dương, được xác định dựa trên lợi ích và các giá trị của EU. Châu lục này không cần sự can thiệp nội bộ hay lời khuyên nhủ từ bên ngoài để biết cần phải làm gì”, ông Hollande nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Le Figaro.

Thận chí nhiều chuyên gia khẳng định, trong kinh doanh ông Donald Trump là người quyết đoán, luôn xử lý nhanh và đem lại hiệu quả. Tuy nhiên trong lĩnh vực chính trị, vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ vẫn yếu hơn so với các chính trị gia khác và tỏ ra thiếu kiên nhẫn chính trị.

Chia sẻ với báo chí, Giáo sư Jim Butterfield từng thẳng thắn cho rằng, nội các và bộ máy xung quanh ông Donald Trump toàn tỷ phú nhưng lại thiếu kinh nghiệm.

"Tôi chắc rằng những tỷ phú này sẽ áp dụng cách tiếp cận của một người làm kinh doanh vào công việc mới. Như đề cử ngoại trưởng mới chẳng hạn, ông Rex Tillerson, một đại gia dầu mỏ", vị Giáo sư nhấn mạnh với tờ Zing.

Ông Jim Butterfield thừa nhận, ông Trump không phải là người đầu tiên từ kinh doanh bước vào chính trị. Lợi ích có thể thấy của việc một doanh nhân điều hành cơ quan nhà nước là ở chỗ họ có thể đưa ra quyết định và hành động một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên vị Giáo sư cũng đưa ra cảnh báo, làm chính trị không thể được tự quyết định mọi thứ như CEO.

Tuấn Hùng - datviet.com.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN