Người Việt Odessa
Tin thế giới

Giàn tên lửa có thể giúp Nga khống chế vùng trời Bắc Cực

Thứ hai, 08/05/2017 | 07:53
Pantsir-SA được Nga tối ưu hóa để tác chiến ở địa hình Bắc Cực, phục vụ tham vọng kiểm soát khu vực đầy tiềm năng này của Moscow.
 

Các tổ hợp Pantsir-SA tập duyệt binh trên đường phố Moscow

Pantsir-SA là hệ thống phòng không tầm ngắn mới của Nga, xuất hiện lần đầu ở bãi thử Alabino, ngoại ô Moscow trong buổi luyện tập phục vụ lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 2017. Đây là phiên bản thiết kế tối ưu cho vùng Bắc Cực dựa trên nền tảng tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1, theo Army Recognition.

Theo các chuyên gia phân tích quân sự, hệ thống Pantsir-SA là một phần trong học thuyết quân sự sửa đổi được Nga công bố năm 2014, trong đó có nội dung ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia ở Bắc Cực. Ngoài thành lập Bộ tư lệnh Bắc Cực, mở rộng đội tàu phá băng, Nga còn tập trung nghiên cứu, phát triển các khí tài dành riêng cho vùng cực với kết quả mẫu thử nghiệm Pantsir-SA đầu tiên ra đời cuối năm 2016, có khả năng hoạt động ở điều kiện khí hậu -50 độ C.

Pantsir-SA được trang bị bệ vũ khí tương tự Pantsir-S1, nhưng đã loại bỏ hai pháo tự động 2A38M cỡ nòng 30mm. Vũ khí chính của Pantsir-SA là 18 ống phóng tên lửa đối không 57E6, mỗi bên gồm 9 ống chứa đạn xếp thành ba hàng. Các tên lửa này có thể tấn công 18 mục tiêu trong vòng một phút ở khoảng cách tối đa 20 km và độ cao 5-15.000 m.

Giàn tên lửa có thể giúp Nga khống chế vùng trời Bắc Cực

Bệ chiến đấu với 18 quả đạn của Pantsir-SA. Ảnh: Xuân Hoàn.

Khung gầm của Pantsir-SA là xe kéo hai thân bánh xích DT-30PM-T1, được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong điều khiện khắc nghiệt của Bắc Cực. Xe bánh xích DT-30PM-T1 trang bị động cơ diesel V-12 YaMZ-847.10 công suất 800 mã lực, vận tốc tối đa 45 km/h, tầm hoạt động 700 km, có khả năng di chuyển ở độ dốc lên đến 30 độ và nghiêng 15 độ. Nó có thể vượt qua mương có chiều rộng 4,5 m và chướng ngại vật cao 1,2 m.

Thân trước là xe đầu kéo có khả năng chống nước, bên trong chứa được 4-7 thành viên tổ lái, trang bị hệ thống sưởi và thông khí tự động. Phần thân sau gắn hệ thống Pantsir-SA.

Pantsir-SA sở hữu radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) băng sóng kép, có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 75 km, gần gấp đôi so với 40 km của phiên bản Pantsir-S1.

Giàn tên lửa có thể giúp Nga khống chế vùng trời Bắc Cực

Đầu kéo DT-30PM-T1 dùng trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng. Ảnh: Xuân Hoàn.

Pantsir-SA trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực đa chế độ, sử dụng radar/cảm biến quang điện tử vận hành trong các dải tần UHF, EHF và hồng ngoại. Hệ thống có tính năng kháng nhiễu cao, chống chọi được nhiều biện pháp tác chiến điện tử và chế áp phòng không của đối phương.

Quân đội Nga khẳng định việc xây dựng lực lượng ở Bắc Cực là một phần chiến lược tổng thể, tập trung vào việc tăng cường khả năng chiến đấu ở hướng chiến lược phía tây, tây bắc Nga và Bắc Cực. Sự xuất hiện của những khí tài như Pantsir-SA cho thấy tham vọng của Nga trong việc tăng cường sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng ở khu vực Bắc Cực.

Hòa Việt - vnexpress.net


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN