Người Việt Odessa
Tin thế giới

Châu Á cần khơi dậy bản năng

Thứ bảy, 19/11/2016 | 05:37
Nhiều khả năng Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ tạo ra những thay đổi lớn đối với trật tự kinh tế và ngoại giao ở châu Á. Đây là lý do các nhà lãnh đạo khu vực cần khơi dậy bản năng linh động và thực dụng để vị tỷ phú Mỹ tiếp tục duy trì các cam kết an ninh và thương mại tự do.

Theo tờ Nikkei Asian Review, nhiều quốc gia châu Á tỏ ra lo lắng về vị Tổng thống của đảng Cộng hòa vốn là người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc. Điều này được thể hiện rõ nét ngay trong chiến dịch tranh cử khi ông Trump nhiều lần nhấn mạnh nếu thắng cử, ông sẽ giảm dần vai trò của Mỹ trong các vấn đề liên quan tới an ninh ở châu Á. 

Tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương thường niên (APEC) ở Manila hồi tháng 11/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng với sự ủng hộ của Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino, đã nhấn mạnh rằng Washington sẽ vẫn thực thi những cam kết đối với khu vực Đông Á bao gồm thúc đẩy thương mại tự do và bảo đảm an ninh hàng hải trên Biển Đông. 

Châu Á cần khơi dậy bản năng
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và Tổng thống Barack Obama lần đầu gặp mặt tại Nhà Trắng hôm 10/11. 

Cũng tại hội nghị APEC, phần lớn các quốc gia thành viên trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã thể hiện tinh thần mong muốn hợp tác với Mỹ và Nhật Bản nhằm đảm bảo an ninh hòa bình trong khu vực. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lại dường như bị cô lập trong sự kiện này khi nhiều mối quan ngại được đề cập liên quan tới việc Bắc Kinh mở rộng bành trướng chủ quyền trên Biển Đông. 

Nhưng đó là chuyện của năm 2015 bởi một năm sau tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Cụ thể, kể từ sau khi trở thành Tổng thống Philippines vào tháng 6/2016, ông Rodrigo Duterte đã thi hành đường lối ngoại giao hoàn toàn khác biệt với người tiền nhiệm Aquino khi vẫn duy trì quan hệ quân sự với Mỹ nhưng lại tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Ngay cả Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng nhanh chóng kết thân với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ông Trump quyết thi hành chính sách ngoại giao cô lập và giảm dần tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á như đã tuyên bố trong suốt chiến dịch tranh cử thì trong tương lai, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực sẽ nhanh chóng được mở rộng. 

Vậy liệu rằng Mỹ sẽ từ bỏ lợi ích của mình và cũng không bảo vệ các thỏa thuận tự do để cho phép Trung Quốc trở thành quốc gia định hình trật tự kinh tế trong khu vực? Nếu điều này xảy ra, thương mại châu Á chắc chắn sẽ đi theo hướng quan hệ quyền lực thay vì các quy định công bằng và minh bạch. 

Tuy nhiên, học thuyết "Mỹ là đầu tiên" được ông Trump nêu ngay trong chiến dịch tranh cử đã phần nào khẳng định vị Tổng thống đắc cử sẽ thi hành chính sách bảo hộ khi chính thức nhậm chức vào tháng 1/2017. Ngay cả các tiêu chuẩn thương mại trong những thập niên tới cùng Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do với sự tham gia của 12 quốc gia dưới sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Obama, nhiều khả năng cũng sẽ không được thông qua khi ông Trump lên nắm quyền.

Vấn để đặt ra là chủ nghĩa bảo hệ sẽ tác động xấu tới cả châu Á và Mỹ. Do đó, chính phủ các nước châu Á cần thuyết phục ông Trump duy trì cam kết thương mại tự do của Mỹ đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các quy định quốc tế và tránh "tự tung tự tác". 

Đây là lý do các nhà lãnh đạo châu Á cần tận dụng hội nghị APEC sẽ diễn ra tại Lima, Peru vào ngày mai (19/11) để bàn thảo chi tiết đường lối duy trì tăng trưởng và phát triển trong một hệ thống kinh tế mở. 

Đáng nói trong hội nghị lần này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị. Các cuộc gặp song phương giữa ông Rodrigo Duterte và các nhà lãnh đạo Nga - Trung dự kiến diễn ra vào buổi trưa ngày 19/11 ngay trước lễ khai mạc chính thức của hội nghị APEC. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sẽ tham dự hội nghị APEC lần cuối trước khi mãn nhiệm.

Theo Nikkei, lâu nay, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định an ninh tại châu Á, khu vực đang bị đe dọa từ hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như chương trình phát triển hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên. Do đó, nếu Mỹ thay đổi chính sách đối ngoại, châu Á sẽ có nguy cơ đối mặt với những bất ổn khôn lường. 

Trong khi đó, ông Trump lại xuất thân từ một doanh nhân và không có kinh nghiệm chính trường. Các nhà lãnh đạo châu Á cần thuyết phục ông Trump rằng duy trì quan hệ kinh tế với châu Á sẽ đảm bảo cho tăng trưởng và ổn định kinh tế của Mỹ. Và nếu có thể, các nhà lãnh đạo châu Á nên kêu gọi ông Trump cùng tham gia một nhóm để Tổng thống đắc cử nhận ra tầm quan trọng của hoạt động thương mại tự do và từ đó tiếp tục thi hành các cam kết của Mỹ với châu Á trên mặt trận an ninh.

Nói cách khác, để Mỹ không từ bỏ vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự ổ định và tăng trưởng của châu Á, các nhà lãnh đạo khu vực cần khơi dậy bản năng linh động và thực dụng của vị tỷ phú Mỹ Donald Trump. 
 

Theo infonet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN