Người Việt Odessa
Tin thế giới

Thế giới sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ? (P1)

Thứ hai, 31/10/2016 | 01:38
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới đây đặt ra nhiều câu hỏi không chỉ đối với các công dân của nước này, mà còn đối với cả thế giới.
Thế giới sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ? (P1)
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ Hilary Clinton và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump

Trả lời phỏng vấn của hãng RIA Novosti, các chuyên gia cho rằng, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới đây đặt ra nhiều câu hỏi không chỉ đối với các công dân của nước này, mà còn đối với cả thế giới. Ngày hôm đó sẽ quyết định hướng đi của đất nước trong 4 năm sắp tới mà trong nhiều thập kỷ đang giữ vị trí hàng đầu về chính trị và kinh tế trên thế giới. Sự lựa chọn của công dân Mỹ sẽ có tác động đến nền kinh tế thế giới, nhưng hiệu quả sẽ là không đáng kể, bởi vì trên thế giới đã bắt đầu hình thành các trung tâm kinh tế mới.

Hai đối thủ tranh chức Tổng thống Mỹ là đảng viên Dân chủ Hillary Clinton và đảng viên Cộng hòa Donald Trump truyền bá cách tiếp cận hoàn toàn trái ngược nhau trong chính sách kinh tế. Một trong những khác biệt lớn nhất đó là: ông Donald Trump kiên quyết từ chối hướng đi toàn cầu hóa, trong khi bà Clinton – từng làm lộ thư từ cá nhân của mình (do trang web WikiLeaks công bố), ngược lại, mơ về "một thế giới không có ranh giới".

Nếu chiến thắng, ông Donald Trump hứa sẽ xem xét tất cả các thỏa thuận thương mại toàn cầu đang được xem xét hoặc đã được phê duyệt. Ví dụ, ông kịch liệt chỉ trích hiệp định NAFTA do chồng bà Hillary Clinton – ông Bill Clinton ký, khi đó còn là Tổng thống Mỹ. Hiệp định về khu vực thương mại tự do đã được phê duyệt vào năm 1994, trong đó có sự tham gia của Mỹ, Canada, Mexico. Ông Trump chắc chắn rằng, người Mỹ đã bị mất quyền lợi từ bản hợp đồng này, bởi vì các công ty lớn nhất nước Mỹ bắt đầu chuyển đổi sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là sang Mexico, nơi có đặc thù bởi lực lượng lao động rẻ và công đoàn yếu.

Hơn nữa, Hiệp định thương mại toàn diện về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP- Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) đang được được Quốc hội Mỹ xem xét, mà ông Trump gọi đó là "giao dịch quái đản", sẽ bị Trung Quốc lợi dụng từ "cửa sau". Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định rằng, chính hiệp định này nhằm đối phó với sự tăng trưởng của Trung Quốc và đã được tính toán. Bên cạnh Mỹ, Canada, Mexico, thỏa thuận còn có sự tham gia của Peru, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Singapore, Việt Nam, Australia và New Zealand.

Ông Trump cũng lên tiếng chỉ trích Hiệp định thương mại khác là TTIP - Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương) hiện đang trong quá trình thảo luận. Ông đã nhiều lần tuyên bố dự định ký kết các giao dịch song phương trực tiếp với các quốc gia.

Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Christine Lagarde cho rằng, cách tiếp cận của ông Trump "phản tác dụng" đối với nền kinh tế thế giới: "Chúng tôi cho rằng, bất kỳ chủ nghĩa bảo hộ nào cũng đều phản tác dụng đối với sự tăng trưởng kinh tế và làm kìm hãm tăng trưởng", bà Lagarde cho biết tại một cuộc họp báo.

"Quan điểm thiên về bảo hộ và biệt lập của ông Trump có thể gây bất lợi cho thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Nhưng những mối đe dọa này, chủ yếu mang tính chất toàn cầu. Rất ít tác động trực tiếp đến Mỹ và đồng đô la Mỹ..", ngân hàng Societe Generale nhận xét trong tài liệu phân tích về cuộc bầu cử. Tuy nhiên, bà Hillary Clinton cũng tỏ ra không mặn mà đối với Hiệp định TTP. Mặc dù, từng là Ngoại trưởng Mỹ và đã tích cực tuyên truyền Hiệp định cho tất cả các ban ngành của chính phủ.

Nếu như cách tiếp cận của bà Hillary Clinton là "thế giới không ranh giới", thì ông Trump là "nhà kinh tế tự chủ". Ông nhận thấy nhiệm vụ của mình là hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ tại Mỹ và không có ý định chia sẻ với các nước khác. "Ông Trump tuyên bố cải cách kinh tế, điểm mấu chốt là chuyển đổi từ chính sách toàn cầu hóa sang nguyên tắc Mỹ hóa", chuyên gia về quan hệ kinh tế Nga-Mỹ - Sergei Millian khẳng định trong cuộc thảo luận với hãng RIA Novosti.

"Ấn Độ đang tăng trưởng ở mức 8%/năm, Trung Quốc 6%/năm, còn chúng ta chỉ có 1%. Đây gọi là sự trì trệ của nền kinh tế", ông Trump tỏ ra nghi ngờ trong những bài phát biểu của mình trước các cử tri. Đảng viên Cộng hòa lý giải tình hình đen tối này là do Mỹ không sản xuất gì trên lãnh thổ của mình. Và hứa nếu trúng cử Tổng thống Mỹ, ông sẽ khắc phục triệt để tình hình. "Một lần nữa, tôi sẽ vực dậy đất nước chúng ta đang chết dần với tốc độ tăng trưởng GDP 1%", ông Trump cho biết.

Để làm được điều đó, ông dự định cắt giảm thuế. "Bây giờ mức thuế ở Mỹ là một trong những mức thuế cao nhất trên thế giới, chúng ta sẽ giảm xuống mức thấp nhất", ông Trump nói trong cuộc tranh luận thứ hai trên truyền hình. Ông chỉ trích bà Hillary Clinton vì dự định tăng mạnh mức thuế tại Mỹ. "Dưới thời bà Hilllary Clinton, chúng ta sẽ bị tăng mức thuế ồ ạt", ông cảnh báo, đồng thời hứa hẹn thay vì đó sẽ cắt giảm thuế. Bà Hillary Clinton phản đối điều này vì chỉ dự kiến "đánh thuế chỉ vào những người kiếm được hàng triệu đô la".

Thế giới sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ? (P1)
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ Hilary Clinton và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump

Thị trường chứng khoán trầm lắng

Theo dự báo của ngân hàng Societe Generale, xác suất chiến thắng của bà Hilary Clinton khá cao, khoảng 83% và điều này "làm giảm nguy cơ các phiếu bầu chống lại tình hình hiện tại". Tuy nhiên, các chuyên gia không loại trừ hiệu ứng Brexit, khi trái với mong đợi của các nhà phân tích, Anh đã rút khỏi Liên minh châu Âu. Lỗi tương tự có thể lặp lại trong những dự đoán về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Cách tiếp cận của bà Hillary Clinton sẽ làm sống dậy thị trường tài chính Mỹ - nhân tố chính đối với nền kinh tế toàn cầu, ngược lại, ông Trump có thể gây ra bất ổn, các chuyên gia cho biết.

Do đó, thị trường tài chính tỏ ra yên ắng, trước khi có kết quả bầu cử. "Các nhà đầu tư đặt nghi vấn về khả năng và mức độ thực hiện những đề xuất căn bản (của ông Trump) như: việc cắt giảm thuế và chi phí cho cơ sở hạ tầng có thể đe dọa sự ổn định tài chính", đại diện ngân hàng Societe Generale giải thích.

"Chiến thắng của ông Trump có lẽ sẽ gây ra tình trạng bán tháo trên thị trường chứng khoán và đẩy nền kinh tế vào sự suy thoái sớm do khuynh hướng chiến lược hướng đến chế độ bảo hộ mậu dịch và thương mại hóa chiến tranh của ông này", nhà kinh tế thuộc Washington Smith`s Research & Gradings - Scott MacDonald cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng RIA Novosti.

"Chiến thắng của bà Hilary Clinton sẽ sớm được chào đón một cách tích cực trên thị trường tài chính", chuyên gia nói thêm.

Tuy nhiên, không nên kỳ vọng rằng, với chiến thắng của bà Hillary Clinton, các vấn đề trên thị trường sẽ kết thúc và cuối cùng thị trường sẽ đi vào ổn định. "Nếu như người chiến thắng của cuộc đua tranh cử là Hillary Clinton thì chỉ số chứng khoán và đồng USD có thể tăng, nhưng trong tương lai trung hạn sẽ được điều chỉnh giảm xuống, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu một chương trình hành động cải cách rõ ràng và thắt chặt chính sách tiền tệ của FED. Trong kịch bản này, tôi mong đợi sự điều chỉnh đủ cứng rắn, nhưng trong ngắn hạn từ tháng 2-3/2017", cựu giám đốc thuộc bộ phận phân tích công ty "Nord Kapital", một trong những chuyên gia hàng đầu về kinh tế quốc tế - Vladimir Rozhankovsky cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng RIA Novosti.

Theo một cuộc khảo sát của hãng thông tấn Bloomberg, kinh tế toàn cầu và kinh tế Mỹ nói riêng, hiện đang kết thúc một chu kỳ, theo đó sẽ bắt đầu một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo. Và nếu như nó không đánh vào nền kinh tế thế giới trong năm 2016 thì sẽ là năm 2017. Đặc biệt, dấu hiệu chủ yếu của quá trình này là giá bất động sản tại Mỹ đã "quá nóng" và đạt mức tiền khủng hoảng như đã thấy vào cuối năm 2007.

"Dù ai chiến thắng thì trong tháng 11, người đó sẽ phải đối mặt với các vấn đề về tốc độ tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế thế giới, tốc độ phát triển của những làn gió bảo hộ ngược chiều và các vấn đề địa chính trị, bao gồm tình trạng tồi tệ trong quan hệ Mỹ-Nga. Chúng tôi nhìn thấy một khả năng rất thực tế của một cuộc suy thoái", ông MacDonald nói.

Các nhà phân tích của ngân hàng Societe Generale nói thêm rằng, tại Mỹ có thể xảy ra cuộc xung đột tiếp theo trong bộ phận lập pháp và bầu cử của chính phủ. Bà Hilary Clinton sẽ rất khó khăn khi làm việc với Thượng viện, nơi mà phần lớn đảng viên Cộng hòa ủng hộ chính sách bảo hộ mậu dịch. Bà sẽ rất khó để thông qua các hiệp định thương mại, nếu trong cuộc bầu cử vào Thượng viện, các đảng viên Cộng hòa một lần nữa lại giành đa số ghế.

Ngoài ra, theo ông McDonald, kinh tế Mỹ có thể rất nhanh chóng thất vọng bởi chiến thắng của bà Hillary Clinton. "Các nguyên tắc trong chính sách kinh tế của bà Clinton dường như không được thân thiện với các doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dược phẩm, năng lượng và khai thác mỏ) sẽ phải tuân thủ số lượng lớn các quy tắc và quy định mới". Ông McDonald nói thêm rằng, "cú sốc ban đầu từ chiến thắng của ông Trump có thể sẽ nhận lại phản ứng tích cực, nếu, ví dụ: ông ấy đưa các chuyên gia đến văn phòng của mình".

(Còn tiếp)

Theo infonet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN