Người Việt Odessa
Tin thế giới

TNI: Châu Âu nên đập NATO đi, xây một quân đội mới không có Mỹ

Chủ nhật, 11/09/2016 | 04:07
Theo chuyên gia Ted Galen Carpenter thuộc Cato, một viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) sẽ sớm phải thành lập quân đội riêng bởi NATO đã lỗi thời và sẽ chẳng còn mấy giá trị nếu ông Donald Trump thành Tổng thống Mỹ.

Gần đây, các thủ tướng của cả Hungary và Cộng hòa Séc kêu gọi Liên minh châu Âu xây dựng quân đội riêng. Đó là một sự thay đổi rất đáng kể về tư tưởng của các nhà lãnh đạo EU. Cho đến nay, các quốc gia châu Âu vẫn đang bằng lòng với việc an ninh của họ được bảo đảm thông qua Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay chính xác hơn là Mỹ và chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế.

Việc nhấn mạnh vào tính ưu việt của NATO cũng phản ánh những mong muốn của Washington. Mỹ muốn kiểm soát an ninh xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, việc kiểm soát này có cái giá quá cao khi các đồng minh châu Âu được phép “sử dụng miễn phí” những nỗ lực an ninh của Mỹ.

TNI: Châu Âu nên đập NATO đi, xây một quân đội mới không có Mỹ
EU sẽ có quân đội riêng thay vì phụ thuộc vào Mỹ?

Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần khước từ những sáng kiến an ninh độc lập của các quốc gia châu Âu. Có rất nhiều cơ hội lớn để Mỹ gỡ bỏ những gánh nặng an ninh sau Chiến tranh Lạnh. Cơ hội lớn nhất là khi Nam Tư bắt đầu tan rã vào đầu những năm 1990. Khi đó, những nỗ lực ngoại giao và gìn giữ hòa bình của châu Âu rất ấp úng và họ quay sang tìm kiếm sự “lãnh đạo” của Mỹ.

Theo ông Carpenter, lúc đó, chính quyền Clinton đáng lẽ cần phải cương quyết từ chối. Các quan chức Mỹ khi đó đáng lẽ phải nói những người đồng cấp bên phía châu Âu rằng bất ổn ở khu vực Balkan là một vấn đề khu vực, có rất ít tác động đến Mỹ. Họ không có quyền mong đợi Mỹ can thiệp quân sự tại khu vực Balkan cũng giống như việc Mỹ không có quyền mong đợi họ đóng vai trờ lớn trong việc giải quyết những bất ổn ở Trung Mỹ hay vùng biển Caribbean. Một lập trường như vậy sẽ buộc châu Âu phải giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực của họ thay vì phụ thuộc vào Mỹ.

Thay vào đó, Washington tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong khu vực Balkan thông qua NATO, đầu tiên là can thiệp vào Bosnia năm 1995 và sau đó là can thiệp vào Kosovo năm 1999. Sự lớn mạnh của NATO và những rủi ro của Washington tăng đều đặn khi liên minh này mở rộng sang Trung Âu và sau đó vào Đông Âu. Như nhà phân tích quốc phòng Nikolas K. Gvosdev từng than vãn, Washington đang tiến hành các nghĩa vụ an ninh ngày càng xa xôi và có nhiều vấn đề.

TNI: Châu Âu nên đập NATO đi, xây một quân đội mới không có Mỹ
Các binh sĩ Mỹ trong một cuộc tập trận của NATO.

Theo ông Carpenter, các nhà hoạch định chính sách Mỹ không học được gì từ kinh nghiệm đó. Họ vẫn tiếp tục trấn an các thành viên châu Âu của NATO rằng họ sẽ được Mỹ bảo vệ. Trong khi đó, thực tế, Liên minh châu Âu hoàn toàn có khả năng tự vệ. Khu vực này có cả dân số và kinh tế lớn hơn của Mỹ. Ông Carpenter cho rằng, EU chưa thể phát triển được một đội quân phòng thủ chính vì Mỹ đã khuyến khích một hành vi vô trách nhiệm như vậy.

Việc các chính sách của Mỹ luôn cam kết đảm bảo an ninh cho châu Âu đã khiến cho khu vực này bị xa rời thực tế một cách nguy hiểm. Một ví dụ điển hình là những lời phát biểu của Phó Tổng thống Joe Biden trong chuyến đi gần đây tới các nước cộng hòa vùng Baltic. Ông đảm bảo với lãnh đạo của những nước này rằng, cam kết của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh NATO vẫn rất vững chắc. Ông khẳng định, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa nói chung đều ủng hộ cam kết của Mỹ đối với các nước thành viên NATO. Trong khi đó, ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump từng chỉ trích các đồng minh của Mỹ ở NATO là "không gánh trách nhiệm sòng phẳng" và cho rằng mô hình NATO đã "lỗi thời". Ông đề xuất Mỹ nên suy nghĩ lại mối quan hệ với liên minh quân sự này vì tốn quá nhiều tiền.

Ông Carpenter cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là trước khả năng ông Donald Trump có thể trở thành Tổng thống Mỹ, các nước thành viên NATO đã có một sự thay đổi đáng kể về quốc phòng. Theo ông, Washington không nên tiếp tục vùi dập đề xuất của Hungary và Cộng hòa Séc. Các quốc gia châu Âu nên tự xử lý các vấn đề an ninh trong khu vực của họ thay vì chờ đợi Mỹ ở cách đó tới 5.000 dặm.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

PHẠM KHÁNH - infonet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN