Người Việt Odessa
Tin thế giới

Syria: Càng chiến đấu càng vô vọng

Thứ năm, 01/09/2016 | 02:23
Theo New York Times (NYT), các cuộc nội chiến trung bình kéo dài khoảng một thập kỉ, gấp đôi so với thời gian diễn ra nội chiến Syria cho đến nay. Tuy nhiên, ở Syria đang hội tụ tất cả những yếu tố có thể khiến nội chiến kéo dài hơn, bạo lực hơn.

Giờ đây, ở Syria tồn tại không chỉ các cuộc đối đầu giữa hai bên mà là vô số bên.

Khi được hỏi về việc các cuộc xung đột khác trong lịch sử có những diễn biến tương tự như ở Syria hay không, giáo sư Barbara F. Walter thuộc trường Đại học California, San Diego đồng thời là một chuyên gia hàng đầu về nội chiến cho rằng, trường hợp ở Syria thực sự rất tồi tệ.

Dù có đến được “cuối đường” thì đó cũng là thảm họa

Giáo sư Fearon đã liệt kê những lý do khiến cuộc nội chiến Syria không thể kết thúc. Theo ông, trong trường hợp tốt nhất, phe nổi dậy sẽ từ từ suy giảm, giảm xuống thành một cuộc nổi dậy nhỏ hay các cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên viễn cảnh tươi đẹp nhất này dường như không thể xảy ra ở Syria.

Syria: Càng chiến đấu càng vô vọng
Đất nước Syria bị tàn phá vì nội chiến.

Trong khi đó, trường hợp tồi tệ nhất vô cùng đáng sợ.

Theo một bài báo được đăng tải hồi năm 2015 của Giáo sư Walter và Kenneth M. Pollack, một chuyên gia về Trung Đông, chiến thắng hoàn toàn về quân sự trong một cuộc nội chiến thường dẫn tới một tình huống rất khủng khiếp (thậm chí là diệt chủng). Bên chiến thắng sẽ truy quét bên bị đánh bại, thậm chí cả dân thường.

Điều này sẽ dẫn đến những cuộc xung đột hoàn toàn mới ở Trung Đông. Họ nói: "Bên chiến thắng trong một cuộc nội chiến thường cố gắng sử dụng sức mạnh “mới phát hiện ra” của họ để chống lại các nước láng giềng".

Đây là hậu quả thực sự đáng sợ. Tuy nhiên, dựa theo cái cách mà các bên kể cả trong nước và nước ngoài đang hành động ở Syria thì điều này rất dễ xảy ra.

Xung đột không biết mệt mỏi

Hầu hết các cuộc nội chiến kết thúc khi một bên thua cuộc. Hoặc nó bị đánh bại về mặt quân sự, hoặc bị cạn kiệt vũ khí hoặc mất hỗ trợ của người dân và phải bỏ cuộc. Khoảng một phần tư các cuộc nội chiến kết thúc bằng một thỏa thuận hòa bình, thường vì cả hai bên đều kiệt sức.

Điều đó đáng lẽ đã xảy ra ở Syria. Năm 2011, quân chính phủ và quân nổi dậy bắt đầu đối đầu với nhau. Họ hoàn toàn yếu và không có khả năng chiến đấu lâu dài.  Tuy nhiên, các cường quốc như Mỹ, Nga, Iran, Ả Rập Xê Út và giờ đây thêm Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện để tiếp sức cho hai bên đang đánh nhau.

Hơn nữa, những bất đồng của các cường quốc can thiệp vào Syria như Nga, Mỹ cũng "đổ thêm dầu" vào cuộc chiến.

Giáo sư James D. Fearon chuyên nghiên cứu về chiến tranh dân sự của trường Đại học Stanford khẳng định: "Nếu bên ngoài can thiệp vào cả hai bên, thời gian diễn ra nội chiến sẽ kéo dài đáng kể”.

Hơn nữa, hiện tại, không chỉ có quân chính phủ và quân ly khai được hậu thuẫn, các bên khác như lực lượng dân quân người Kurd cũng có sự hậu thuẫn từ bên ngoài, cùng với đó là sự phát triển của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Đối thoại khó như lên trời

Một điểm khác biệt nữa của Syria đó là Liên Hợp Quốc hoàn toàn “đứng ngoài”. Phái viên Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura đã hứa hẹn rất nhiều, nhưng các hành động và mục tiêu của ông đều bị thất bại.

Syria: Càng chiến đấu càng vô vọng
Nội chiến Syria đã khiến hàng triệu người thiệt mạng, mất nhà cửa.

Trong khi đó, mặc dù tất cả các bên đều cho biết sẵn sàng đàm phán nhưng cuối cùng họ cũng tìm cách đạt được những gì mình muốn bằng các biện pháp quân sự.

Các cuộc xung đột đang diễn ra ở Manbij và Aleppo là bằng chứng cho quan điểm đó.

Không thể tìm được người gìn giữ hòa bình

Thông thường, Liên Hợp Quốc sẽ gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới các khu vực xung đột. Họ sẽ kiểm soát quá trình chuyển giao hòa bình và cung cấp một chế độ an ninh cơ bản để thúc đẩy hai bên không tái vũ trang.

Tuy nhiên, đất nước nào chịu để công dân của mình tới Syria bởi bất kì lực lượng bên ngoài nào cũng có thể trở thành mục tiêu của khủng bố. Thậm chí, chính đất nước đó cũng có khả năng bị quy là đang xâm lược Syria.

Đa phe, đa mục đích

Một nghiên cứu về những nỗ lực hòa bình của Liên Hợp Quốc kể từ năm 1945 cho thấy tổ chức này đã thành công trong việc giải quyết được hai phần ba cuộc nội chiến có hai bên đối đầu, nhưng chỉ giải quyết được một phần tư các cuộc nội chiến có nhiều bên. Cuộc chiến ở Syria có thể ví như một “đa giác” phức tạp. Riêng phe nổi dậy đã bao gồm rất nhiều nhóm khác nhau như các nhóm ôn hòa, các nhóm hồi giáo, các nhánh của Al Qaeda và IS. Các lực lượng chính phủ Syria và Phong trào Hồi giáo dòng Shiite Hezbollah của Lebanon cùng nhiều nhóm thánh chiến bên ngoài khác tràn vào Syria.

Hơn nữa, mỗi phe đều có mục đích riêng, động lực thúc đẩy riêng. Do vậy, dù chính phủ bị thất bại, các nhóm còn lại vẫn tiếp tục xung đột.

Theo infonet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN