Người Việt Odessa
Tin thế giới

CNN: Ngoại quân đến dẹp loạn, Syria càng loạn

Thứ ba, 30/08/2016 | 03:15
Mặc dù nhiều chiến dịch quân sự, nhiều cuộc đàm phán được tổ chức, cuộc chiến ở Syria sẽ càng trở nên xấu đi, và người dân ở đây sẽ phải tiếp tục chịu khổ trong một thời gian dài.

Có một số yếu tố đang khiến cuộc nội chiến ở Syria kéo dài hơn, đẫm máu hơn và khó đi đến hồi kết hơn. Yếu tố lớn nhất đó là, sự can thiệp của nước ngoài đáng lẽ nhằm chấm dứt chiến tranh, song thực tế lại càng khiến tình hình trở nên bế tắc hơn.

CNN: Ngoại quân đến dẹp loạn, Syria càng loạn
Một khu vực của thị trấn Kobani ở phía Bắc Syria bị tàn phá do chiến tranh.

Trong cuộc chiến ở Syria, quân chính phủ và quân nổi dậy đều nhận được sự hậu thuẫn của nhiều nước trên thế giới, với những mục đích chính trị khác nhau. Không chỉ có vậy, cuộc chiến còn có sự xuất hiện cảu các phần tử Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và lực lượng vũ trang người Kurd, hiện đang được Mỹ hỗ trợ.

Mỗi khi một phe trong cuộc chiến bị thất thế, các nước ngòai ủng hộ phe này tăng cường can thiệp, cung cấp vũ khí và nhu yếu phẩm cũng như tiến hành các cuộc không kích nhằm giúp phe này giành lại vị thế của mình. Khi phe này trở nên thắng thế, phe đối dịch với những đồng minh từ bên ngoài lại làm điều tương tự. Cứ như thế, tình hình chiến tranh càng leo thang và không có hướng giải quyết cụ thể.

Điều này đã xảy ra kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Vào cuối năm 2012, trong lúc quân đội Syria thua trận ở nhiều nơi, quân đội Iran đã có mặt tại Syria. Đầu năm 2013, khi quân chính phủ thắng thế trở lại, các nước Vùng Vịnh giàu có lại tiếp tế cho quân nổi dậy. Vài năm sau, Mỹ và Nga đều đã can thiệp quân sự vào Syria. Quân chính phủ và quân nổi dậy đều không thể áp đảo nhau bởi cả hai bên đều có thể đáp trả mạnh mẽ, vì vậy vòng luẩn quẩn tiếp tục diễn ra.

Trong những năm qua, Mỹ đã ủng hộ lực lượng vũ trang người Kurd để họ chống lại tổ chức khủng bố IS đang hoạt động ở Syria. Khi quân người Kurd ngày càng mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia vốn có thái độ thù địch với người Kurd, trở nên lo lắng. Tuần vừa qua, nước này đã đưa quân đến thành phố Jarabulus ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài mặt là để chống lại IS, thực chất là nhằm ngăn quân người Kurd chiếm được nơi này trước tiên. Mỹ cũng ủng hộ động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ, và cuộc chiến lại càng phức tạp.

CNN: Ngoại quân đến dẹp loạn, Syria càng loạn
Thi thể của những người ủng hộ quân chính phủ tại thành phố Aleppo năm 2013.

Tại Syria, khi cuộc chiến kéo dài, nhiều vụ sát hại dân thường do các bên tiến hành đã xảy ra. Đây không đơn thuần chỉ là hành vi bạo lực đơn thuần, mà nó đơn giản mang lại một số lợi ích quan trọng.

Trong phần lớn các cuộc nội chiến, phe nào nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ phía người dân, phe đó sẽ chiến thắng. Tuy nhiên ở Syria, tất cả các bên đều phụ thuộc vào sự ủng hộ của nước ngoài, do đó họ không chú trọng đến sự an nguy của người dân và không bảo vệ họ.

Việc tàn sát người dân ở Syria thực tế lại mang lại những lợi ích lớn. Cụ thể, điều này sẽ khiến đối phương không giành được sự ủng hộ của địa phương, trấn áp nguy cơ người dân nổi dậy, trưng thu của cải để phục vụ cho mục đích của mình. Tại Syria, những lực lượng vũ trang không tấn công người dân thường sẽ thất thế hơn những nhóm thực hiện các hoạt động này.

Tình trạng giằng co ở Syria một phần cũng là do sự bất định của tương lai. Không ai có thể mường tượng được một nhà nước Syria sau chiến tranh sẽ ra sao, nhưng ai cũng thấy được hậu quả của việc thua cuộc trong chiến tranh. Điều này khiến các bên đang tìm cách giữ nguyên tình trạng hiện tại, thay vì mạo hiểm để đưa cuộc chiến kết thúc.

Không chỉ có các bên liên quan, các nước hậu thuẫn cho các phe trong cuộc chiến đều có cảm nhận tương tự. Ví dụ, một số dấu hiệu đang cho thấy Nga muốn Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức hoặc chấp nhận thỏa hiệp để đưa Syria đến hòa bình. Thế nhưng Nga lại không thể ép Assad phải làm điều này và họ cũng không thể rời Syria bởi điều đó đồng nghĩa với việc từ bỏ lợi ích quốc gia mà Nga.

CNN: Ngoại quân đến dẹp loạn, Syria càng loạn
Binh lính thuộc một lực lượng nổi dậy chống chính phủ ở Syria.

Trong khi đó, bản thân Assad cũng đang muốn Nga can thiệp sâu hơn nữa để phe của ông này giành chiến thắng, song Nga đang không muốn điều này. Vì vậy, Tổng thống Syria vẫn đang tại vị, còn Nga chỉ can thiệp vừa đủ để ông Assad có thể tồn tại.

Bản thân quân chính quyền Syria và quân nổi dậy đều đang có những vấn đề của riêng họ. Phần lớn các quan chức chính phủ Syria đều là người Hồi giáo dòng Alawite. Đây là cộng đồng người chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong dân số Syria nhưng lại nắm trong tay quyền lực rất lớn. Họ lo sợ rằng nếu ông Assad không giành toàn thắng, tất cả những người này sẽ bị tàn sát. Thế nhưng khi khả năng giành chiến thắng là không lớn, giải pháp duy nhất mà họ có là duy trì thế bế tắc hiện tại.

Trong khi đó, phe nổi dậy cũng có điểm yếu của mình. Họ bao gồm rất nhiều những lực lượng vũ trang khác nhau và đều có mong muốn của riêng mình. Không chỉ có vậy, một số nhóm còn tranh giành lẫn nhau để giành lấy những nguồn tài nguyên trong chiến tranh. Đây là điều đã từng xảy ra ở Syria, khi nhiều nhóm nổi dậy đông loạt lật đổ chính quyền, để rồi đưa đất nước rơi vào loạn lạc.

Một trong những cách để tháo gỡ thế bế tắc hiện nay, đó là một trong hai phe phải áp đảo phe còn lại. Bởi Syria nay có sự tham gia của hai cường quốc quân sự trên thế giới là Nga và Mỹ, một cuộc xâm lược toàn diện có thể khiến một trong hai phe giành được thắng lợi. Ngoài ra, một giải pháp khác đó là một trong số những nước ngoài can thiệp vào chiến sự Syria rút lui, cho phép một trong hai phe có thể giành chiến thắng.

CNN: Ngoại quân đến dẹp loạn, Syria càng loạn
Phụ nữ và trẻ em người Kurd tại một cửa khẩu biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cả hai phương án này hiện tại đều không khả thi. Với việc mỗi phe thường được nhiều nước hậu thuẫn, rất khó để các nước này đồng thời rút lui. Trong khi đó, việc đưa quân đến Syria cũng sẽ không mang lại kết quả khả quan. Có thể việc đưa một đội quân đến Syria về lý thuyết sẽ giúp đất nước chuyển giao chế độ trong hòa bình, thế nhưng liệu quốc gia nào sẽ dám đưa quân đến Syria khi bài học nhỡn tiền của Mỹ tại Iraq vẫn còn đó? Thêm nữa, không nước nào muốn trở thành mục tiêu tiếp theo của IS.

Như vậy, trong tương lai các thế lực trong và ngoài Syria đang tiếp tục kéo đất nước vào tình trạng khó khăn, và vì thế cuộc chiến có thể sẽ càng trở nên khốc liệt.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The New York Times, nhật báo được xuất bản tại thành phố New York do Arthur O. Sulzberger Jr. làm chủ biên, được phân phối ở khắp Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.

Theo infonet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN