Người Việt Odessa
Tin Tức

Tỉ giá đồng Grivna sẽ ra sao?

Thứ bảy, 09/08/2014 | 23:24
Tỉ giá đôla vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 một lần nữa trở thành chủ đề tranh luận không chỉ giữa các nhà phân tích, mà còn trong các gia đình Ukraine bình thường. Sau một thời gian tỉ giá tương đối ổn định “ Xanh” một lần nữa “nhảy” và kéo theo đồng grivna hạ giá. Website “segodnya.ua” đưa ra những lý do về sự rớt gi&aa

Tại sao đôla tăng?
Trong số những nguyên nhân chính của sự rớt giá đồng Grivna vào cuối tháng 6 thì phần lớn các nhà phân tích của “segodnya.ua” cho rằng nguyên nhân chủ chốt là: Sự bất ổn chính trị liên quan đến việc từ chức của chính phủ Yatsenuk, tình hình phức tạp ở phía đông đất nước và nguy  cơ chiến tranh trực tiếp với Nga. Đây là những lý do được đưa ra của ngân hàng nhà nước. Như chúng ta đã biết nguyên nhân đầu tiên đã được giải quyết, chính phủ Yatsenuk vẫn tiếp tục làm việc.
Anna Apostolov người đứng đầu của bộ phận xét hạng môi trường tài chính của cơ quan xếp hạng IBI-Rating tính toán rằng, sự mất giá đồng Grivna có thể do nền kinh tế: “ Đồ thị tỉ giá đồng tiền quốc gia có thể được quyết định do thông tin về  việc giảm dự trữ ngoại tệ của NBU (Ngân hàng nhà nước Ukraine)  trong tháng 7 là 4.4% , xuống còn 16,7 tỉ USD”. Sư giảm này do các khoản thanh toán nợ nước ngoài 1,8 tỉ USD và trả các khoản vay của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) với số tiền là 648 triệu USD.”
Đồng thời, ngân hàng nhà nước đã can thiệp vào thị trường ngân hàng. “Sự xuất hiện của  Ngân hàng nhà nước Ukraine vào thị trường giao dịch tiền tệ có liên quan đến mục tiêu điều chỉnh bổ sung dự trữ tiền tệ (theo yêu cầu của chương trình IMF). Để làm điều này, Ngân hàng nhà nước đã định giá mua ngoại tệ cao hơn trên thị trường. Không có gì kì lạ và bất ngờ về điều này” – người đứng đầu cơ quan phân tích và  nghiên cứu  của ngân hàng Raiffeisen ông Aval Dmitry Sologub cho biết.
Maria Calnikova, chuyên gia của  trung tâm phân tích thông tin  FOREX CLUB tại Ukraine cho biết, lý do tăng giá của đồng đôla, cùng những lí do khác là việc áp dụng thuế quân sự: “ Những nguyên nhân do tác động của cả  bên trong và  bên ngoài. Từ bên trong, việc áp dụng 1.5% thuế quân sự, được đánh giá là một điểm yếu về niềm tin của  các nhà lãnh đạo đất nước vào sự hỗ trợ tài chính kịp thời từ các chủ nợ nước ngoài trong năm nay. Trong các tác động bên ngoài, trước hết là vụ phá sản của Argentina, được công bố vào ngày 31 tháng 7. Điều này tạo nên một bối cảnh hết sức tiêu cực đối với thị trường tài chính thế giới và sẽ kích động người bán đôla trên hệ thống liên ngân hàng giữ giá cao. Thứ 2 sự hỗ trợ đối với sự rớt giá đồng grivna là do các chính quyền Mỹ và Liên minh châu Âu đã hạn chế nguồn vốn của 5 ngân hàng Nga lớn nhất.
Nạn đầu cơ tạm thời chưa có
Theo các ngân hàng, mặc dù tỉ giá đồng đôla tăng, sự đầu cơ vào đổi tiền hiện vẫn chưa xuất hiện. “Trên thị trường vẫn còn nhu cầu trao đổi ngoại tệ, đầu tư  tăng khi tỉ giá đột ngột tăng, nhưng  đó chỉ là biểu hiện tạm thời, sự ổn định của tỉ giá hoặc khuynh hướng khi giảm tỉ lệ lại bắt đầu chạy về grivna” – theo ông Olga Ked, người đứng đầu bộ phận xử lý với các ngân hàng kim loại PJSC «АВАНТ-Bank”
Dù sự thay đổi mạnh nhu cầu đối với đôla ở Ukraine không có, theo thống kê chính thức của Ngân hàng nhà nước, khối lượng mua bán ngoại tệ trong tháng bảy vẫn tăng 675 triệu USD. “ Nếu nói về tình hình trao đổi tiền tệ, tính đến thực tế là sự mở rộng  hạn chế về việc mua bán ngoại tệ trong khoảng 15 ngàn Grip đến tháng 9, cũng như sự tăng trưởng chậm của mức lương (từ đầu năm chỉ tăng 6.3%), chưa chắc chúng ta sẽ thấy một dãy dài người muốn mua ngoại tệ. Cũng vì nhu cầu thấp đặt áp lực khiến đồng grivna giảm giá.” – bà Maria Sal'nikova nói. Theo lời bà, do những lo ngại về sự mất giá, người dân đang cố bảo vệ đồng grivna.
Theo Agshin Mirzazade, người đứng đầu phòng kế hoạch chiến lược tại UniCredit Bank, sự mất giá hiện tại của Grivna là do yếu tố tâm lý, sự đầu cơ bây giờ nằm trong tay các nhà đầu cơ: “Nhiều khả năng, đây là một hiệu ứng tâm lý, vì khối lượng trên thị trường liên ngân hàng vẫn ổn định. Và theo quy luật thị trường sẽ luôn sẵn sàng đẩy mạnh tỉ giá theo chiều này hoặc chiều khác thậm chí với số lượng nhỏ”
Chuyện gì sẽ xảy ratiếp theo?
Tất cả các chuyên gia “Segodnya.ua” cho biết, “Sự giật lùi” của đồng grivna đến mức 10,5-11 grivn/usd, điều đã được chính phủ công bố vào đầu mùa xuân, không đáng để chờ đợi, ít nhất là cho đến khi ổn định tình hình ở phía đông. “ Theo nhận định của chúng tôi, tỉ giá trở lại  mức 10,5-11 là có thể, nhưng nó đòi hỏi  việc nhanh chóng kết thúc xung đột ở vùng Donbas, sự phục hồi kinh tế và cải cách toàn diện”- ông Dmitry Sologub nói. 
Agshin Mirzazade cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, việc xuất khẩu sang thị trường Nga bị giảm mạnh mỗi ngày nên việc củng cố đồng Grivna là không có lợi cho nền kinh tế  đất nước. Giữ đồng grivna dưới mức 12, Ngân hàng nhà nước trước hết có thể bắt đầu thu mua ngoại tệ vào nguồn dự trữ của mình.” -  các chuyên gia cho biết.
Theo Maria salnikovaja, có hai kịch bản cho sự phát triển của tỉ giá đồng tiền trong tương lai gần. “Trong thời gian đến cuối năm có thể xem xét 2 kịch bản. Kịch bản bi quan liên quan đến sự xấu đi tình hình  chính trị trong nước và các tác động bên ngoài, do xung đột quân sự không ngừng ở miền đông Ukraine và những động thái tiêu cực của Nga, khu vực đồng Euro, Mĩ , v.v. Trong tình huống này, sự sụp đổ của nền kinh tế và xác suất nhận được các đợt hỗ trợ tài chính tiếp theo từ IMF là thấp thì tỉ giá đôla có thể không chỉ nằm ở mức 13grip. Trong trường hợp nếu như tình hình bất ổn ở phía đông đất nước bắt đầu giảm dần trong vòng 1,5 tháng, và các điều khoản hợp tác trước đó với IMF được thực hiện, chúng ta có thể hi vọng rằng việc đồng đôla nhảy lên cao hơn 13grivna sẽ không xảy ra.” -  Chuyên gia cho biết.
Theo lời của bà , trong tháng 8, tỉ giá grivna sẽ giao động trong phạm vi 11,9-13 grivna/đôla.
Theo lời các chuyên gia, không nên chờ đợi việc đồng grivna “ quay đầu” dựa vào những tính toán về dự trữ ngoại hối của Ngân hàng nhà nước.
 
Theo segodnya.ua, Hoàng Đình Nam dịch