Người Việt Odessa
Tin Tức

Ý nghĩa về ngày lễ phật đản

Thứ bảy, 10/05/2014 | 14:00
Nhân dịp kỷ niệm Ngày lế Phật đản 2014, phóng viên "Người Việt ở Odessa" đã có cuộc tiếp xúc phỏng vấn họa sĩ nhà báo Trịnh Yên, nhà nghiên cứu và vẽ tranh , tượng Phật tại VN.
Ý nghĩa về ngày lễ phật đản
PV Người Việt Odessa:
Xin chào họa sĩ, nhà báo Trịnh Yên. Hân hạnh được tiếp xúc với ông qua các bức họa và tượng pháp Phật giáo. Xin ông cho biết đôi điều về Ngày lễ Phật đản để bà con cộng đồng Việt ở Ukraina nói chung, ở Odessa nói riêng thấu hiểu được ngày lễ này?
HS Trịnh Yên: Ngày lễ Phật Đản là một danh từ riêng, đến nay người ta bao hàm nhiều trạng thái để tổ hợp và tôn vinh ngày lễ này là lễ kỷ niệm Tam hợp: Ngày Phật đản, ngày Đức Phật thành đạo và Ngày Đức Phật nhập Niết bàn - nghĩa là ngày lễ vào tháng vesākha theo lịch Ấn Độ giáo (tương ứng vào khoảng tháng 4 âm lịch, tháng 5 dương lịch) là ngày kỷ niệm Đức Phật sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, thuộc đất nước Nê- Pan vào năm 624 TCN, Lễ kỷ niệm được diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Có tài liệu nêu tại miền Bắc VN thì đa số kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật là 8/4 âm lịch, bởi người Việt coi ngày 8/4 là hợp tổng ấn định theo Đức Phật có nên trong phép tu của Ngài có đến 8 vạn bốn ngàn phép tu chứng quả Bồ Đề Tâm và Bồ Đề Giác. Còn văn bản của Liên hợp quốc công nhận về Ngày lễ này như sau:  Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, đồng tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak (Phật đản) là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch, (tức Rằm tháng Tư âm lịch). Thời gian tương ứng với các ngày trong dương lịch: là ngày 25 tháng 5 năm 2013, là ngày 14 Tháng  5 năm 2014, là ngày 4 tháng 5 năm 2015 và 21 tháng 5 năm 2016…v,v và v,vv…
Ý nghĩa về ngày lễ phật đản
PV Người Việt Odessa: Kỷ niệm về Lễ Phật đản ở các nước được tiến hành bằng nghi thức chung hay riêng?
HS Trịnh Yên: Nghi thức Lễ Phật đản hầu hết ở các nước đều giống nhau như: Tắm Phật, lập đàn cầu an và độ giới chúng tăng, ni - tức là nâng cấp chức cho tăng, ni hoặc độ giới pháp cho đệ tử (lễ khai danh tính Phật).
Làm lễ Tắm Phật, Tăng Ni phật tử thường đọc bài chú Tắm Phật như sau:
Ngã kim quán mộc chư Như Lai 
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ 
Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu 
Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân 
Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh 
Sa La thọ gian vị tằng diệt 
Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm 
Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết 
Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát 
Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt 
Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai 
Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát 
Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha.
Tạm dịch ý nghĩa của bài kệ nói rằng: Bốn câu đầu của bài kệ có nghĩa là chúng ta tắm gội các Đức Như Lai để làm cho thân tâm của chính chúng ta được trong sạch và nhờ đó mới tích tụ được công đức. Tại sao tắm Đức Như Lai mà lại làm cho chúng ta được trong sạch? Đó là ý quan trọng mà tinh thần Đại thừa muốn khai mở.
Ý nghĩa về ngày lễ phật đản
Còn các nước tổ chức lễ này ra sao, tôi chỉ xin nêu một số nước thể hiện lễ nghi ấy như:
Tại Ấn Độ: Người ta tập trung vào chính hai nơi Tháp Giác ngộ và Vườn Lâm- Tì -Ni (nơi Đức Phật thành đạo và nơi Đức Phật dinh ra). Nghi lễ ở đây, cũng tắm Phật, sau tắm Phật là khuyến cáo làm từ thiện gồm các bố thí và phóng sinh.

Ý nghĩa về ngày lễ phật đản
Tại Myanmar: Ngày Vesak cũng gọi là ngày của Kason. Kason là tháng thứ 2 trong 12 tháng theo lịch Myanma. Đây là tháng nóng nhất trong năm. Nên trong khuôn khổ lễ hội Vesak, người dân nơi đây, với lòng thành kính, đặt những chậu nước tinh khiết trên đầu đội đến những tự viện tưới xuốngcây Bồ-đề. Họ tưới cây Bồ-đề để cảm ơn giống cây này đã che chở đức Thế Tôn trong những ngày thiền định trước khi chứng đạo và ước nguyện năng lực giải thoát luôn trưởng dưỡng trong họ.
Tại Trung Hoa: Phật giáo đã có mặt gần 2000 năm. Phật giáo từng là tư tưởng chủ đạo cho chính quyền và người dân trong một số triều đại. Lễ Phật đản được tổ chức từ thời Tam Quốc, đã ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nhưng ngày nay, Phật giáo không còn ảnh hưởng nhiều trong xã hội Trung Quốc. Người dân biết đến Phật giáo như là một tôn giáo lo ma chay, cúng kiếng, võ thuật… Lễ Phật đản chỉ có thể được tổ chức trong khuôn viên tự viện và ít được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, Phật giáo Đài Loan, một phần tinh hoa của Phật giáo Trung Quốc, hiện đang ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống thường nhật của người dân tại lãnh thổ Đài Loan.
Tại Việt Nam: Lễ Phật đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa của chính thể Việt Nam Cộng hòa thông qua.[6] Khi Việt Nam thống nhất sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1975, thì ngày này không còn là ngày lễ quốc gia.
Năm 2008, Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 13 đến 17 tháng 5, tức ngày 9 đến 13 tháng 4 âm lịch.
Ý nghĩa về ngày lễ phật đản
Đề tài của đại lễ Phật Đản VESAK 2008: Tam Hợp trên cơ sở Tình Thương, Hòa Bình và Hòa Hợp. Đáy là sự cống hiến của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Những mâu thuẫn trong gia đình. Chiến tranh và hàn gắn. Những thay đổi của xã hội. Giáo dục của Phật giáo. Phật giáo nhập thế. Phật giáo trong giai đoạn kỹ thuật số...
Từ sau Đại lễ Phật Đản Vesak 2008, ngày lễ này ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễu hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác.
PV Người Việt Odessa: Khát vọng về tín ngưỡng Phật giáo cũng như Thần linh ở người Việt xa quê hương đất nước cần phải làm gì để có được thế cân bằng giải quyết các khát vọng tín ngưỡng Phật và Thần linh truyền thống ?
HS Trịnh Yên: Bạn hỏi thế thì tôi đành trả lời cụ thể là nếu bạn đang ở Kharkov thì ở đó đã có ngôi chùa lớn mang phong cách tín ngưỡng Việt, đã có pho tượng đài Ông Gióng (trong sân làng Thời Đại của người Việt đang sinh sống tại đây) đã đảm bảo về tín ngưỡng Thánh Thần cho dân Việt "cầu được ước thấy" với tâm lý tự tin, tự ổn định tâm trạng của người xa xứ.
Còn ở Odessa này ta lấy Làng Sen làm tâm điểm của sự tập trung người Việt đang sinh sống tại nơi đây thì mặt tín ngưỡng theo truyền thống Việt Nam chưa được giải quyết, nếu có thì nó manh mún trong các gia đình "tùy nghi thờ phụng" một cách ngẫu hứng, chưa có người biết cách bày đặt giúp cho lề lối thế nào là tín ngưỡng Phật, tín ngưỡng Thần linh và tín ngưỡng gia tiên...nhưng dẫu sao thì bà con người Việt luôn có cái tâm thờ phụng cả ba thứ nói trên nên "họ nhìn nhau" để bày đặt và trang trí nơi thờ phụng tại một vị trí khang trang của căn hộ là tốt lắm rồi. Còn quan niệm về tín ngưỡng thì ở đâu có cộng đồng là có tín ngưỡng của số đông được hình thành, phát triển, sau đó đến bảo tồn. Ví dụ ai đó lập nên cái Làng Sen này, thì người ấy phải biết cái gốc chữ "Làng" không chỉ là nơi tập trung các cư dân đến ở, mà nó còn là nơi tập hợp các tín ngưỡng và tôn giáo của một ngôi làng cần có hai khối tâm lý song song tồn tại là CÔNG QUYỀN sinh ra để giải quyết các việc về hành chính đảm bảo cho cái lệ, cái luật trong làng được bình đẳng và duy trì ổn định; THẦN QUYỀN sinh ra để đáp ứng các tâm lý tín ngưỡng mà ghi nhớ người lập làng (Thành hoàng làng), ơn Thần linh, Trời, Đất cho nên trong làng cần phải có Chùa (thờ Phật), có Đình (thờ Thánh), có Đền (thờ ân nhân). 
Làng Sen là một cái tên đẹp, có thể người đặt tên cho làng đã ghi nhớ về ngôi làng sinh ra Cụ Hồ ở Nghệ An, cho nên người Làng Sen của Odessa nên tối thiểu làm một ngôi đền thờ Cụ Hồ, dù nhỏ thì cũng nên có hai ban tôn vinh trên là Phật, dưới là Cụ Hồ, trong ngôi đền chỉ có 2 pho tượng là đủ. Đấy là chỗ để cộng đồng người Việt phát huy được tín ngưỡng Việt, thỏa nguyện các tâm lý tôn thờ khi xa xứ mà vẫn cảm thấy quê hương đất nước vẫn gắn liền với mình trên danh nghĩa Thần linh - một điều khác nữa là nếu có ngôi đền này nó sẽ lợi hơn nữa về mặt phong thủy cho một ngôi làng "đủ tiêu chuẩn" Làng...
 
PV Người Việt Odessa: Vâng xin cảm ơn ông đã cho cộng đồng người Việt ở Odessa biết thêm một tinh thần tín ngưỡng Phật, tín ngưỡng Thần linh.
 

Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN