Người Việt Odessa
Tin Tức

Gặp gỡ giữa đặc phái viên của Liên hợp quốc về vấn đề các dân tộc và quyền con người với lãnh đạo các cộng đồng tại Odessa

Thứ sáu, 11/04/2014 | 14:00
Vào lúc 9h 40 ngày 11/4, tại phòng họp của khách sạn Luân Đôn Odessa đã diễn ra cuộc gặp mặt và làm việc của phái đoàn Liên hợp quốc về vấn đề các dân tộc và quyền con người với lãnh đạo các cộng đồng dân tộc ít người đang sinh sống tại tỉnh Odessa.

Phái đoàn Liên hợp quốc gồm 4 người: Bà Margarita Uzak – Phái viên đặc biệt của liên hợp quốc về vấn đề các dân tộc cùng 2 trợ lý và 1 phiên dịch viên.
Phía địa phương có 2 đại diện giám sát về quyền con người của tỉnh và thành phố và lãnh đạo các cộng đồng tại Odessa.
Bà Margarita nói, hiện nay tin tức Ukraine luôn là mối quan tâm hàng đầu của các trang báo. Đoàn công tác của bà được Liên hợp quốc gửi đến Ukraine để trực tiếp nắm tình hình về vấn đề quyền con người của các dân tộc thiểu số sống tại đây, sau đó bà sẽ gặp gỡ chính quyền địa phương với những góp ý và yêu cầu cụ thể. Cuối cùng kết quả làm việc của đoàn sẽ được tổng hợp và báo cáo lại với liên hợp quốc. Các câu hỏi của bà cụ thể như sau: 
1.Các dân tộc sống tại Odessa có mối quan hệ với nhau như thế nào? Có mâu thuẫn với nhau không?
2.Chính quyền có biện pháp gì để bảo vệ các dân tộc thiểu số không ( nhất là thời gian qua )? Có bị gây áp lực và dọa nạt không?
3.Chính quyền khi hoạch định các chính sách có tính đến các quyền lợi của các dân tộc thiểu số không, có vi phạm đến lợi ích của dân tộc nào không? Có tham khảo ý kiến của các dân tộc không?
4.Các dân tộc  có nhận được sự hỗ trợ của địa phương và nhà nước trong các chương trình giáo dục, văn hóa của dân tộc mình không? 
5.Các đề nghị cụ thể?

Trong phần trao đổi bàn luận, phần lớn lãnh đạo của các cộng đồng đều có ý kiến chung rằng Odessa là một thành phố đa sắc tộc, nên mọi người sống cùng nhau rất hòa thuận không xảy ra mâu thuẫn và thường tổ chức các hoạt động chung như ngày tết, các ngày hội văn hóa, ngày thành phố ... Rất đoàn kết.  Về vấn đề hỗ trợ từ phía nhà nước sở tại và địa phương cho giáo dục và các hoạt động văn hóa giữ gìn bản sắc dân tộc thì ngay đến cả các dân tộc có bề dày lịch sử sống lâu đời tại Odessa như các dân tộc Moldovia,  Hunggari, Bungari, cũng phải thừa nhận rằng họ phải tự lo là chính để gìn giữ  tiếng mẹ đẻ. Người Xứ Gan thì than phiền rằng, cho tới tận bây giờ nhiều người trong số họ vẫn không được cấp giấy tờ và công an luôn quấy rầy họ. Người Do thái kể lại rằng cách đây không lâu nghĩa trang của cộng đồng họ bị những kẻ không rõ danh tính đột nhập, phá nát nhiều bia mộ, họ buộc phải báo chính quyền can thiệp, sau đó những người dân tốt bụng ( không phải dân Do thái ) cùng chính quyền và họ đã sửa sang lại. Ngay cả đến những kẻ bị tình nghi là “ Pravoi cektor “ cũng hứa sẽ giúp bảo vệ. Lãnh đạo cộng đồng Nga phản ánh là cộng đồng của họ gặp phải nhiều sự đe dọa ngoài xã hội, trong trường phổ thông nhiều chương trình bị cắt giảm, nhiều chương trình truyền hình  tiếng Nga bị cấm, Họ khẳng định Odessa là quê hương của họ, họ sẽ không bỏ đi đâu mặc dù chịu nhiều áp lực và tình hình kinh tế khó khăn chung. Lãnh đạo của cộng đồng các dân tộc đều nhất trí đề nghị chính quyền không bỏ luật ngôn ngữ đã được thông qua năm 2012 để bảo vệ quyền về ngôn ngữ cho các dân tộc.

Trong cuộc họp, ông Nguyễn Như Mạnh - Chủ tịch Hội đã trả lời một số câu hỏi chung như nêu ở trên, có một vài câu hỏi riêng như là người Việt nam các ông bà có cảm nhận như thế nào khi có quốc tịch Ukraine và có khi nào các ông, bà bị phân biệt đối xử không.

Câu trả lời của ông Mạnh tóm tắt như sau: Khi nhận quốc tịch Ukraine chúng tôi cho đây là một niềm vinh dự, nhưng cũng cảm thấy phần trách nhiệm. Cộng đồng người Việt nam tại Odessa có hơn 3 ngàn người, trong đó có nhiều người đã trở thành công dân Ukraine, thế hệ thứ 2 khoảng hơn 1 ngàn người thì hầu hết là công dân Ukraine. Cộng đồng chúng tôi biết nhà nước Ukraine còn khó khăn nên chúng tôi không xin bất cứ một khoản trợ cấp nào từ phía nhà nước hay địa phương, chúng tôi tự làm ăn sinh sống, xây dựng cơ sở vật chất cho mình và đóng thuế cho nhà nước. Ngoài ra chúng tôi một mặt tự lo giữ bản sắc dân tộc Việt nam đặc trưng bằng cách tự tổ chức học tiếng Việt, văn hóa Việt. Mặt khác để hòa đồng và làm giàu thêm nền văn hóa đa sắc tộc Odessa chúng tôi tham gia rất tích cực vào các hoạt động của tỉnh, thành phố: Như tổ chức ngày Việt nam tại Odessa, ngày Châu âu, ngày thành lập thành phố, ngày tết, làm từ thiện ... Những hoạt động này có lẽ đã giúp chúng tôi – các công dân Ukraine có khuôn mặt không giống người Ukraine nhưng vẫn không bị phân biệt đối xử. Cảm giác bị phân biệt đối xử, hoặc cảm giác cô đơn là không có. Trong cộng đồng chúng tôi cũng có người tài năng được phong danh hiệu Bác sĩ công huân, thế hệ thứ 2 có nhiều cháu giỏi giang kể cả về văn hóa và nghệ thuật tham gia thi đấu tại cấp quốc gia Ukraine. Đó cũng là niềm tự hào và trách nhiệm công dân.

Về câu hỏi có đề nghị gì cho chính quyền , ông Mạnh nói:” Vấn đề thường bao giờ cũng có, nhưng mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ sẽ nảy sinh các vấn đề khác nhau, mong chính quyền thường xuyên tổ chức Hội nghị bàn tròn giữa chính quyền với lãnh đạo các cộng đồng để nghe phản ánh nguyện vọng chính đáng của người dân thì các vấn đề, dù khó mấy cũng có thể giải quyết và không xảy ra mâu thuẫn“.

Buổi làm việc diễn ra trong không khí cởi mở và bổ ích. Cuối buổi họp bà Margarita đã trao cho những những người tham gia buổi họp địa chỉ liên lạc của bà và dặn nếu có vấn đề gì cần thiết hãy viết thư cho bà. Bà nói chuyến công tác này bà sẽ làm việc tại 5 thành phố : Kiev, Yzgorod, Odessa, Donetsk, Crimea và Odessa là thành phố bà đặc biệt quan tâm .
 
P/v

Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN