Người Việt Odessa
Tin Tức

Từ cách giải quyết vụ việc mất hàng, suy nghĩ về công tác cộng đồng

Thứ tư, 19/03/2014 | 15:00
Chuyện gia đình anh Khuất Duy Khuê bị trộm mất hàng trong kho “Chợ mới” cả cộng đồng đều biết: Sau khi phát hiện mất cắp, gia đình anh đã ra đồn công an chợ “Cây số 7” viết đơn khai báo. Vài tuần sau, công an báo là đã tìm được hàng và yêu cầu gia đình cung cấp “giấy tờ cần thiết” để nhận lại h&a

Việc công an tìm ra hàng mà không bắt được kẻ trộm đã khó hiểu, nhưng việc trả lại hàng lại càng khó hiểu hơn:

Ngày 10/02/2014, tòa án quận Ovidiopolski do chánh tòa Nhikolai Kurkan ra quyết định trả lại lô hàng cho “chủ hàng” Vladimir Snhitkin chứ không phải anh Khuê. Ngay lập tức, anh Khuê làm đơn khiếu nại tòa án quận Ovidiopolski về cơ sở pháp lý để trả hàng cho “chủ hàng” Vladimir Snhitkin. Ngày 13/02/2014, tòa án quận Ovidiopolski do chánh tòa Pavel Kirichenki từ chối đơn khiếu nại của anh Khuất Duy Khuê và giữ nguyên bản án.

Ngày 21/02/2014, công an ngay lập tức đã trả lại lô hàng cho “chủ hàng” khi nghe tin gia đình anh Khuê đưa đơn lên tòa phúc thẩm tỉnh Odessa. Biết lô hàng không còn nữa, gia đình tạm ngừng phiên tòa và kêu cứu lên viện kiểm sát tỉnh Odessa xem xét về hành vi của công an. Hiện Ban quản lý chợ kết hợp cùng ban giám đốc chợ giải quyết vụ việc

Báo người Việt Odessa đã gặp anh Đỗ Xuân Văn, Tổ trưởng Tổ phiên dịch và được anh giải thích: Bà con ai cũng biết hàng bị mất trộm trong kho “chợ mới” là hàng của nhà anh Khuê nhưng trên phương diện pháp luật, gia đình không có một giấy tờ nào để chứng minh đấy là lô hàng của mình. Vì thế cần phải thuê luật sư giỏi và cần phải đưa “giấy tờ cần thiết”. Trong lúc giải quyết sự việc, anh gặp rất nhiều sức ép, công an yêu cầu đưa ngay “giấy tờ cần thiết” trong khi gia đình chần chừ vì phải gọi về Việt Nam tham khảo thêm ý kiến. Bản thân anh Văn bị “nhiều thế lực” gọi điện yêu cầu không được can thiệp vào việc này, gia đình anh Khuê đã biết được cần phải thông qua ai mới lấy lại được lô hàng.   

Anh Văn cho biết: Gia đình anh Khuê bị mất hàng vô cùng khó khăn nên không thể chi thêm một khoản nào nữa. Mà nếu chi thêm cũng không thể vượt quá giá trị lô hàng mà sẽ nhận được chứ không phải là những điều kiện bất hợp lý mà người ta đặt ra với gia đình anh Khuê. Bản thân anh Văn biết và thông cảm điều ấy, nhưng với cách làm việc “tay không bắt giặc” trong khi các “thế lực đen” chèn ép để hưởng lợi như tình hình hiện nay không thể mang lại kết quả.

Anh Văn cũng cho biết thêm: Trước đây, bà con đồng lòng đóng góp nên có tiền thuê luật sư giỏi vì vậy những trường hợp như thế người Việt Nam đều thắng tòa. Ngay cả trường hợp khó như vụ mua bán ma túy của Lê Quang Nhật, vụ chỉ điểm Lê Quang Mạnh… công lý được thực thi.

Anh Văn rất hiểu tình hình làm ăn khó khăn hiện nay của bà con nhưng anh Văn lo lắng: Trước đây anh còn nhận được phụ phí đi lại, gần 6 tháng nay anh không nhận được một đồng nào. Cứ theo đà này anh và nhiều cán bộ khác dù có tâm huyết đến mấy không thể tiếp tục làm việc được.

Anh Mai Hồng Vinh bức xúc: Bản thân anh nhiều lần “va chạm” với công an nên anh thấy rất cần phiên dịch và luật sư giỏi. Bà con nên có ý thức và trách nhiệm. Tập thể khó khăn, mỗi gia đình chia sẽ một chút như thế công việc mới tốt lên được. Nếu cứ thế này, ngày mai công an vào khám nhà không biết tìm ai giúp đỡ.

Anh Đặng Xuân Tiếu nêu quan điểm: Cùng chung tay lại lúc nào cũng tốt hơn là một mình. Ví dụ như những người bán hàng ăn, trước kia mọi người tập trung lại cử một người đi lo giấy tờ nên chi phí rất rẻ. Từ ngày chuyển sang mỗi người tự lo, chi phí tăng lên gấp 7 lần vì không ai bảo vệ mình. Nhiều người bán đậu khi tổ chức yêu cầu nộp một số tiền để làm giấy tờ vệ sinh dịch tể thì trình bày hoàn cảnh, nhưng bây giờ nộp gấp 4 lần thì không ai ý kiến gì.

Từ cách giải quyết vụ việc mất hàng, suy nghĩ về công tác cộng đồng

Ảnh minh họa

Sống và làm việc tại Odessa hơn 20 năm, nắm được đặc thù làm việc ở đây, anh Tiếu cho rằng cách thức làm việc hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất là bà con cùng chung tay lại, anh kêu gọi mỗi gia đình trong tình hình khó khăn hiện nay hơn lúc nào hết cùng đoàn kết và cùng chia sẻ những khó khăn chung.

Ban biên tập