1. Những ai bị coi là thuộc diện tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19?
Đó là những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid -19 trước 2 ngày bệnh nhân có biểu hiện triệu trứng corona virus và trong vòng 14 ngày sau khi bệnh nhân có các biểu hiện triệu chứng Covid-19, ở trong vùng của bệnh nhân khi bệnh nhân ho, hay tiếp xúc bằng tay với giấy lau tay của bệnh nhân, cũng như tiếp xúc với bệnh nhân với khoảng cách dưới 1 m trong thời gian 15 phút, hoặc lâu hơn, trong điều kiện không sử dụng vật dụng bảo vệ cá nhân, hoặc sử dụng chúng không đúng cách".
"Ngoài ra người bị coi là thuộc diện tiếp xúc là người ở trong phòng kín với bệnh nhân Covid-19: ví dụ như trong phòng học, sảnh họp, phòng chờ, trong vòng 15 phút, hoặc lâu hơn, với khoảng cách dưới 1 m".
"Những trường hợp khác, khi phân tích tình huống có nguy cơ bị nhiễm Covid-19, ví dụ như cùng sống trong một gia đình với bệnh nhân nhiễm Covid -19, những tiếp xúc tại những nơi đóng kín hoặc trong các cơ quan, cơ sở có nguy cơ lây nhiễm cao, ví dụ như trong các ký túc xá, các điểm sống tạm, giao thông công cộng, những nơi, các tụ điểm tập trung đông người".
2. Cần phải làm gì, nếu như đã tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19?
"Những người thuộc diện tiếp xúc phải tự cách ly 14 ngày, tính từ tiếp xúc lần cuối cùng với người bệnh Covid-19 và kết thúc tự cách ly mà không cần các xét nghiệm phòng thí nghiệm bổ sung".
"Nếu người trong diện tiếp xúc muốn ra khỏi chế độ tự cách ly sớm, thì cần làm xét nghiệm phòng thí nghiệm thử test PCR không sớm hơn ngày thứ 8, tính từ thời điểm tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Nếu kết quả thử test PCR âm tính- sẽ được ra khỏi cách ly sớm".
"Để giám sát việc thực hiện chế độ tự cách ly, sử dụng dịch vụ điện tử qua điện thoại di động "(ВДОМА). Đây là cổng dịch vụ điện tử thống nhất của nhà nước với mục đích kiểm tra các triệu chứng của những người tiếp xúc. Thiết lập chế độ giám sát tình hình sức khoẻ bằng các cuộc kiểm tra sinh hoạt trực tuyến hay qua điện thoại".
Bất cứ người nào trong diện tiếp xúc, bị nhiễm Covid-19, trở thành đối tượng bị tình nghi, cần phải tiến hành thử test Covid-19.
3. Các triệu chứng Covid-19: Cần phải làm gì?
Nếu sau khi tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, người trong diện tiếp xúc có những biểu hiện triệu chứng yếu Covid-19, trong trường hợp như vậy, bác sĩ gia đình cần gửi xét nghiệm xác định Covid-19 bằng phương pháp test PCR.
"Trong trường hợp kết quả thử test PCR dương tính, bệnh nhân phải tự cách ly tối thiểu 13 ngày kể từ ngày xuất hiện các triệu chứng. Bệnh nhân phải nghiêm khắc chấp hành các quy định vệ sinh và phép lịch sự khi ho, hắt hơi (trong đó là việc đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ khoảng cách xã hội, trong trường hợp không thể tự cách ly)".
Bênh nhân cũng cần phải tránh bất kỳ giao tiếp nào và các tiếp xúc với những người thuộc nhóm nguy cơ phát triển các biến chứng nặng.
4. Những người nào thuộc nhóm nguy cơ phát triển các biến chứng nặng?
"Những người thuộc nhóm nguy cơ phát triển các biến chứng nặng: Các bệnh phổi mãn tính nặng, các bệnh về hệ thống tim mạch, các bệnh thiểu năng thận, HIV, các bệnh dị ứng nặng, các bệnh về hệ miễn dịch".
Những người tiếp xúc thuộc nhóm nguy cơ phát triển các biến chứng - bắt buộc phải tiến hành thử test PCR, nếu như họ tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, hoặc với bệnh nhân có các biểu hiện triệu chứng yếu corona virus.
Trong trường hợp kết quả thử test PCR dương tính và không cần điều trị tại bệnh viện, thì không cần phải thử test lại, nhưng bệnh nhân phải tự cách ly 13 ngày kể từ ngày xuất hiện các triệu chứng.
Nếu những người tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 với khoảng cách dưới 1 m và nhiều hơn 15 phút trở lên, nhưng không có các triệu chứng Covid-19, thì không cần thử test PCR. Chỉ khuyến cáo cần thử test PCR cho những người trong nhóm nguy cơ phát triển các biến chứng nặng.
"Kết quả thử test PCR âm tính không có nghĩa là người này sau đó sẽ không có các quá trình nhiễm bệnh. Anh ta cần phải tiếp tục tiến hành tự cách ly theo quy định".
Theo unian