Người Việt Odessa
Mục hỏi đáp

Tại sao trong cộng đồng ghi nhận ngày càng nhiều ca nặng?

Thứ tư, 09/12/2020 | 17:23
Ngày 09/12 cộng đồng ghi nhận thêm 2 ca nhiễm mới, 1 trường hợp ở Sorsa và 1 trường hợp ở Làng Sen.

BN117 là chị T sinh sống tại Sorsa, thành viên của gia đình có 5 ca nhiễm, hôm nay chị có biểu hiện bị mất mùi. Hai trường hợp đàn ông bị sốt trong gia đình đã đi chụp phổi, không bị viêm nhiễm tuy nhiên trong phác đồ điều trị Covid bác sĩ cho thêm kháng sinh để đảm bảo chắc chắn trong trường hợp sau đó phổi tiếp tục bị tấn công.

BN118 là vợ của BN116 - được nhập viện hôm qua (BN116 bị viêm nhiễm 40% phổi), sinh sống tại Làng Sen, BN118 đã bị viêm nhiễm 20% phổi. 

Xịt khẩu tại Làng Sen vào chiều 9/12

Việc đi làm xét nghiệm PCR ngay sau khi có biểu hiện là cần thiết nhưng việc chụp phổi như thế nào để cho kết quả chính xác nhất đang là câu hỏi nan giải bởi vì: Theo khuyến cáo của bác sĩ, kết quả chụp phổi chính xác nhất là sau 3 ngày bị sốt tuy nhiên trong cộng đồng ghi nhận rất nhiều trường hợp ngay từ ngày sốt đầu tiên, đi chụp phổi đã cho kết quả viêm nhiễm. Cũng có những trường hợp như BN96 sau 3 ngày bị sốt đi chụp không bị viêm nhiễm, đến ngày thứ 6 bị sốt lại, đi chụp phổi có kết quả viêm 5%. Bệnh nhân nặng số 88 (BN T ở Sorsa) sau 5 ngày sốt, kết quả PCR lần đầu âm tính, đi chụp phổi bị viêm 80% phổi trái. BN98 - ca nặng ở Làng Sen, sau 4 ngày có kết quả PCR lần đầu âm tính, bị tức ngực nên chụp phổi đã bị viêm nhiễm 50%. BN116 sau 4 ngày kể từ khi sốt và phát bệnh, đi chụp phổi có kết quả viêm nhiễm 40%. BN118 ngày thứ 3 sau khi sốt, phổi bị viêm nhiễm 20%. Vì vậy, để có kết quả chính xác nhất trong chụp phổi bà con cần đến để bác sĩ khám phổi (bằng ống nghe) trước, sau đó tùy tình hình bác sĩ sẽ khuyên nên chụp phổi ngay hay chưa.

Giải thích nguyên nhân tại sao ngày càng thêm nhiều ca nặng, Ban phòng chống cho biết, do tổng số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao trong đó số ca nặng chiếm 10%. Tiếp đến, là do động lực tấn công của Virus trong đợt này khá mạnh; phản ứng của cơ thể; sự bất thường của hệ miễn dịch.... Ngoài ra, nhiều ca nặng trong cộng đồng là do tự đi khám và không được theo dõi sức khỏe thường xuyên nên không phát hiện những biểu hiện không tiến triển của sức khỏe.

Cũng do sự tấn công mạnh của Virus, để đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe của bệnh nhân, đợt này các ca nhẹ cũng được bác sĩ điều trị cho thêm kháng sinh trong phác đồ điều trị (trước đó chỉ cho uống vitamin). 

Trước tình hình cộng đồng ngày càng nhiều ca nhiễm, để sớm phát hiện và nhập viện kịp thời cho các ca nặng, Ban phòng chống khuyến cáo bà con khi có biểu hiện cần liên lạc ngay để nhận tư vấn, tránh trường hợp nhiều bệnh nhân tự chữa, đến khi nặng rồi mới báo như đa số các ca nặng vừa qua. 

Ban phòng chống dịch bệnh cộng đồng.


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN