Người Việt Odessa
Mục hỏi đáp

Gọi xe cấp cứu y tế tại Ukraine. Hãng sức khoẻ quốc gia giải thích, trong trường hợp nào xe sẽ đến, hoặc không

Chủ nhật, 29/11/2020 | 02:01
"Xe cấp cứu y tế bắt buộc phải đến với người cần được trợ giúp y tế khẩn cấp" - hãng sức khoẻ quốc gia (HCЗУ) nhấn mạnh.

НСЗУ trả lời 5 câu hỏi của người dân về trợ giúp y tế khẩn cấp (ЭМП).
Những giải thích tương ứng được công bố trên trang Facebook của НСЗУ ngày 28/11/2020:

1. Nhân viên trực cấp cứu có thể từ chối cuộc gọi của bệnh nhân không có đăng ký với bác sĩ gia đình hay không?

"Không, không có hợp đồng với bác sĩ gia đình không phải là nguyên nhân để từ chối cuộc gọi".
Để nhận sự giúp đỡ y tế khẩn cấp, bệnh nhân cần phải:
- Gọi điện thoại theo số 103. Hoặc người nhà, người xung quanh làm việc này, ví dụ khi bị tai nạn giao thông.
- Có thể tự đến trạm cấp cứu y tế.
"Nhưng nhân viên trực có thể từ chối cuộc gọi nếu cuộc gọi không có cơ sở đối với cấp cứu y tế".

2. Có phải trả tiền cho các cuộc gọi cấp cứu y tế hay không?

"Không. Số điện thoại cấp cứu y tế 103 miễn phí đối với các bệnh nhân cần trợ giúp khẩn cấp y tế".
Những trường hợp riêng:
- Tại hiện trường trên phố, tại những nơi công cộng, nơi sản xuất, tại các cơ quan khác nhau.
- Trong thời gian vận chuyển bệnh nhân cần giúp đỡ y tế trong thời gian đó - từ hiện trường đến bệnh viện, hoặc trả lời câu hỏi của các nhân viên y tế.
- Trong thời gian bệnh nhân - người trong tình trạng bị đe doạ về sức khoẻ, tự hỏi về cơ quan cấp cứu y tế.

3. Trong những trường hợp nào cần gọi cho 103?

"Đội xe cấp cứu bắt buộc phải có trách nhiệm đến với người cần sự giúp đỡ y tế khẩn cấp"- khẳng định của HСЗУ.
Trong đó, xe cấp cứu sẽ đến, nếu bệnh nhân bị:
- Bị ngất, bị co giật.
- Bị rối loạn bất ngờ về hô hấp, bị đau bất ngờ tại vùng tim.
- Bị nôn ra máu và chảy máu ngoài.
- Có những dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm cấp .
- Rối loạn phát âm, các chi bị yếu xuất hiện bất ngờ.
- Hôn mê do thiểu đường huyết cũng như tăng đường huyết.
- Rối loạn tâm thần cấp đe doạ tính mạng những người xung quanh, hoặc đối với chính bệnh nhân.
- Tất cả các loại chấn thương và trường hợp bị điện giật, bị sét đánh, bị say nắng, bị ngạt thở...
- Bị ngộ độc, rắn cắn, động vật cắn, côn trùng cắn gây phản ứng sốc phản vệ.
- Bị rối loạn quá trình mang thai bình thường.

4. Gọi xe cấp cứu như thế nào cho đúng?

Điều quan trọng nhất là - cung cấp đúng các thông tin cho nhân viên tổng đài trực cấp cứu, là người trả lời câu hỏi theo số điện thoại 103. Không được giấu những triệu chứng, hoặc các thông tin quan trọng khác. Cũng không nên cường điệu các triệu chứng với mục đích để nhân viên trực tổng đài nhận cuộc gọi. Vì như vậy sẽ bị phạt.

5. Xe cấp cứu có đến với bệnh nhân nghi bị nhiễm Covid-19, hoặc khẳng định bị nhiễm Covid-19 không?

Trong trường hợp sức khoẻ bệnh nhân bị nguy kịch, thì xe cấp cứu bắt buộc phải đến. Ví dụ, nếu bệnh nhân bị khó thở, bị suy hô hấp, nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, nhưng thuốc không có tác dụng hạ nhiệt, tình trạng sức khoẻ xấu đi đột ngột.

Theo unian