"Sau cái chết của người, bất cứ phổi nào cũng thay đổi. Những người chết vì bệnh tim, mạch, thì phổi bị phù nề, còn những người hút thuốc lá, thì phổi có màu đen như than. Đôi khi phát hoảng khi nhìn phổi của những người sống cạnh các đường quốc lộ do khói, bụi tích tụ. Còn khi bị mắc bệnh Covid-19 thì phổi trở nên nặng nề, phồng to, cứng, bên trong không có không khí. Phổi có màu tím thẫm - bẩn. Các khoảng không của phế nang bị hẹp lại, các thành phế nang dày lên". Kolesnhik giải thích, trong cơ thể có những cơ quan khi bị tổn thương, thì sẽ được thay thế bởi các mô liên kết. Ví dụ khi bị đứt tay, theo thời gian, tại vết thương sẽ tạo ra sẹo lớn. Quá trình tương tự cũng xảy ra như vậy khi phổi bị thương tổn bởi Covid-19.
"Viêm phổi - đó là sự đáp trả của cơ thể đối với tổn thương. Có thể nói bằng ngôn ngữ đơn giản: khi bị tổn thương bởi Covid-19, thì phổi cố gắng tự làm mới lại, nhưng quá trình này diễn ra quá mạnh, nên các sẹo tạo ra quá nhiểu, bởi vậy xuất hiện xơ trong phổi và phổi không còn khả năng thực hiện chức năng hô hấp của mình nữa. Tức là, để cố cứu mình, đến một thời điểm nào đó nó lại bắt đầu tự tiêu diệt mình". Vị bác sĩ giải thích, chính vì vậy trong điều trị cho bệnh nhân Covid-19, bác sĩ đôi khi phải sử dụng biện pháp trị liệu làm giảm độ tích cực của hệ miễn dịch của cơ thể để phổi không làm mới mình quá mạnh.
Theo unian